Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Đau đầu thường xuyên, nhức mắt, giật cơ... bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ ạ, Cháu năm nay 23 tuổi, đang là sinh viên, hiện giờ cháu đang rất lo lắng cho bệnh tật của cháu. Cách đây gần 1 năm, cháu thấy hơi đau nhói ở ngực trái, đi khám bác sĩ kết luận phế quản giảm thông khí, uống thuốc có thấy đỡ. Khoảng 2 tháng sau, cháu thấy mi mắt trên bên trái giật nhẹ liên tục trong 3 tháng thì hết, kèm theo đó cháu bị nấc cụt và đau âm ỉ trên đỉnh đầu, đôi khi đau nửa đầu. Cháu có đi khám, chụp X-quang xoang do cháu hay bị ngạt mũi từ nhỏ, điện não đồ, chụp mạch thái dương, nội soi Tai Mũi Họng nhưng không phát hiện bệnh gì. Khoảng mấy tháng sau đó, cháu thấy khó chịu về tiêu hóa, hay ợ hơi, hay buồn đi trung tiện, bụng hơi nhói sau khi ăn. Đến giờ cháu vẫn bị đau đầu, hầu như ngày nào cũng đau và đau nhức nhẹ ở bên mắt cùng bên đau đầu, các cơ thỉnh thoảng giật nhẹ ở chân, tay, môi, má, lưng... Xin bác sĩ tư vấn cháu cháu đang mắc phải bệnh gì và cần đi khám những gì và ở đâu ạ? Cháu xin cám ơn bác sĩ ạ!
Trả lời
Qua những triệu chứng mô tả, bác sĩ nghĩ rằng em có thể mắc phải chứng giật cơ do lo âu. Biểu hiện của bệnh là một số cơ, nhóm hoặc nhiều nhóm cơ co giật không cố ý. Ngay cả khi người bịnh cố gắng thư giãn, cơn giật cơ vẫn tiếp tục.
Người co giật cơ do lo âu thường rất hay chú ý, lo lắng về những co giật đang xảy ra, mặc dù đối với người bình thường, đôi khi họ chỉ xem việc mi mắt giật là do mệt mỏi căng thẳng mà thôi. Dù trong ý thức bệnh nhân không thấy lo, sự lo âu vẫn còn tồn tại trong tiềm thức và biểu hiện ra ngoài bằng những triệu chứng như co giật bắp cơ. Thường gặp ở các cơ vùng đầu, mặt, mắt, miệng, cổ, vai, lưng, ngực, bụng, dạ dày, thực quản, háng, cơ quan sinh dục, cánh tay, chân, bàn chân, ngón chân,…
Bệnh có thể đi kèm với triệu chứng của rối loạn lo âu lan toả, gây ra do bộ phận giao cảm của thần kinh thực vật kích thích mãn tính: tim đập nhanh, hồi hộp thở nhanh, tay chân mồ hôi, khó ngủ, mệt mỏi, khó sinh hoạt về tính dục, các vấn đề liên quan đến tiêu hoá…
Để điều trị, em nên khám chuyên khoa Tâm thần kinh để bác sĩ đánh giá mức độ nặng, có phương pháp hỗ trợ tâm lý và dùng thuốc để bệnh mau khỏi em nhé!
Thân mến.
Một số cơ, nhóm hoặc nhiều nhóm cơ co giật không cố ý. Ngay cả khi người bệnh cố gắng thư giãn, cơn co giật vẫn tiếp tục. Co giật có thể xuất hiện trong một vài khoảnh khắc ngắn, kéo dài vài phút hoặc vài giờ hoặc kéo dài hàng ngày, hàng tuần hoặc không dứt. Nhiều khi, càng cố gắng nghỉ ngơi hoặc đi ngủ thì cơn co giật lại tệ hơn. Co giật cơ cũng có thể dừng lại khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc ngủ, rồi sau đó tiếp tục khi thức dậy. Co giật có thể tồi tệ hơn khi stress tăng, nhưng không nhất thiết phải giảm đi ngay khi bớt stress. Người giật cơ do lo âu, thứ nhất có những sợi cơ nhạy cảm, dễ co giật; thứ hai họ lại hay chú ý, lo lắng về những co giật đang xảy ra; thứ ba, họ càng lo âu hơn, có người còn lo sợ những co giật nhẹ ở mí mắt, ở mặt là một điềm báo trước một chuyện xui xẻo nào đó, làm họ lo âu thêm. Dù trong ý thức họ không thấy lo, sự lo âu vẫn còn tồn tại trong tiềm thức và biểu hiện ra ngoài bằng những triệu chứng như co giật bắp cơ. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ cơ hoặc nhóm cơ nào trong cơ thể, bao gồm cả ở đầu, mặt, mắt, miệng, cổ, vai, lưng, ngực, bụng, dạ dày, thực quản, háng, cơ quan sinh dục, cánh tay, chân, bàn chân, ngón chân... Nguyên nhân gây co giật cơ: Tình trạng lo âu đặt cơ thể trong một tình trạng báo động liên tục, kích thích quá độ. Hệ thần kinh là nơi điều khiển các cơ hay nhóm cơ gởi ra những hiệu lệnh hỗn loạn, không chủ đích rõ rệt kích thích các cơ làm chúng co giật. Giảm tình trạng stress sẽ giúp loại bỏ những xung động hỗn loạn này. Bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm lo âu. Ngoiaf ra, người bệnh nên tập thể dục; tránh các chất kích thích; tránh các hoàn cảnh gây stress... |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình