Hotline 24/7
08983-08983

Cơ thể nóng bừng, mặt đỏ, khô miệng khi ăn đồ cay, nên làm gì?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ ạ, Em thậm chí không biết mình mắc phải bệnh gì, chỉ biết mỗi lần ăn phải một ít ớt hoặc tiêu thôi, nhất là ớt thì cơ thể em trở nên nóng phừng, mặt đỏ lập tức, miệng trở nên khô như không còn nước bọt, phải liên tục uống nước cả ngày làm đêm ấy mất ngủ. Triệu chứng này thậm chí có lúc kéo dài đến cả những hôm sau nếu ăn với số lượng nhiều. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đỏ mặt khi ăn cay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đỏ mặt khi ăn cay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Khi em ăn hay uống 1 loại thực phẩm rất bình thường với đa số người khác nhưng cơ thể lại ngay lập tức xuất hiện nhiều hiện tượng lạ như trên, và hiện tượng này tái đi tái lại khi em ăn uống đúng loại thực phẩm đó thì điều này đặc trưng cho phản ứng dị ứng với loại thực phẩm đó. Đối với các thực phẩm cay thì thường chất chủ đạo tạo vị cay là Capsaicin, có thể cơ thể em phản ứng khá mạnh mẽ với chất này.

Đây không gọi là bệnh, mà chỉ là em bị nhạy cảm với đồ cay, giống như có người dị ứng với hải sản, người dị ứng thịt bò vậy. Đây là vấn đề của cơ địa rồi, không có điều trị được. Việc xử trí rất đơn giản là không ăn cay, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại. Chúng có thể là bệnh mãn tính (kéo dài một thời gian dài) hoặc cấp tính (đột ngột). Phản ứng cấp tính có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí xảy ra phản ứng đe dọa đến tính mạng gọi là sốc phản vệ.

Đối với một số người, phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Đối với những người khác, phản ứng dị ứng thức ăn có thể rất đáng sợ và thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai tiếng sau khi ăn các thức ăn gây dị ứng.

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:

- Nổi mề đay, ngứa;
- Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng;
- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu;
- Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay nôn mửa;
- Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
- Sốc phản vệ: ở một số người, dị ứng thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng và triệu chứng, bao gồm tình trạng co thắt và thắt chặt của đường hô hấp, cổ họng sưng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Cách duy nhất để tránh bị dị ứng là tránh các thức ăn gây ra các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng.

Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ, thuốc không kê toa hoặc thuốc kháng histamin có thể giúp giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này có thể được thực hiện sau khi tiếp xúc với thức ăn gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin không thể dùng điều trị dị ứng nghiêm trọng.

Đối với dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm epinephrine và đến phòng cấp cứu. Hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-IgE và liệu pháp miễn dịch đường uống.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dị ứng thức ăn bao gồm:

- Tránh ăn những thức ăn có vấn đề (ví dụ như thức ăn đã hư hỏng, hết hạn sử dụng…);
- Đọc nhãn thức ăn mỗi khi mua và trước khi chuẩn bị thức ăn;
- Học cách sử dụng thuốc tiêm chống dị ứng và chỉ cho những người khác xung quanh bạn, phòng trường hợp bạn bị dị ứng thức ăn đột ngộ Luôn luôn mang thuốc trong người;
- Đeo một chiếc vòng tay hoặc vòng cổ cảnh báo y tế để cho người khác biết về dị ứng của bạn;
- Thông báo gia đình, người giữ trẻ, và các giáo viên nếu con của bạn có bệnh dị ứng thực phẩm;
- Rửa kỹ dụng cụ nhà bếp và các bề mặt trước khi nấu ăn cho trẻ. Như vậy sẽ giúp ngừa chất gây dị ứng mà trẻ không ăn được dính vào thức ăn của trẻ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X