Hotline 24/7
08983-08983

Cetirizine là thuốc gì? Công dụng và Liều dùng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Tên hoạt chất: Cetirizin hydroclorid

Thương hiệu: Cetirizine, Zyrtec

I. Công dụng của thuốc Cetirizine

Cetirizine là thuốc kháng histamine có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của dị ứng như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt và chảy nước mũi. Cetirizine cũng được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, điều trị ngứa và sưng do nổi mề đay tự phát mãn tính hay phát ban.

II. Liều dùng Cetirizine

Tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng sức khỏe mà liều dùng thuốc ở mỗi người bệnh là khác nhau. Do đó, để bảo đảm sức khỏe bệnh nhân và hiệu quả trong điều trị thì nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ.

Cetirizine có những dạng: dung dịch uống, viên nén, viên nang, viên bao phim, viên nang mềm.

1. Liều dùng Cetirizine dành cho người lớn

a. Liều người lớn thông thường cho viêm mũi dị ứng

Liều dùng chung: 5 - 10 mg, uống mỗi ngày một lần.

Liều tối đa: 10 mg/ ngày.

Bệnh nhân trên 65 tuổi nên bắt đầu với 5 mg, uống mỗi ngày một lần.

b. Liều người lớn thông thường cho bệnh mề đay

Liều dùng chung: 5 - 10 mg, uống mỗi ngày một lần.
Liều tối đa: 10 mg/ ngày.

Bệnh nhân trên 65 tuổi nên bắt đầu với 5 mg, uống mỗi ngày một lần.

2. Liều dùng Cetirizine dành cho trẻ em

Liều trẻ em thông thường cho viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay:
Trẻ từ 12 tuổi trở lên: uống mỗi ngày 1 lần, lần 10ml thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
6 tuổi - 11 tuổi: uống ngày 2 lần , mỗi lần từ 3-5ml tùy theo chỉ định của bác sĩ.

3 tuổi - 6 tuổi: uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 1,5 - 2,5ml hay 5ml/ lần/ ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi trở xuống thì tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được thiết lập, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

III. Cách dùng thuốc Cetirizine hiệu quả

Dùng cetirizine chính xác theo chỉ dẫn trên nhãn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo. Không được tự ý ngừng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể dùng cetirizine cùng hoặc không cùng thức ăn. Bạn cần nhai trước khi nuốt thuốc.

Đo Cetirizine dạng lỏng bằng thìa hoặc cốc đo liều lượng đi kèm với chai thuốc, không phải là muỗng ăn thông thường. Nếu bạn không có thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ của bạn.

Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bạn bị sốt.

IV. Tác dụng phụ của Cetirizine

Các tác dụng phụ thường xảy ra: đau bụng, buồn ngủ và mệt mỏi.

- Người lớn và trẻ em ≥12 tuổi: Buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, mất ngủ.

- Trẻ em 2 tuổi - 11 tuổi: Nhức đầu, viêm họng, đau bụng.

- Trẻ 6 tháng - 2 tuổi: Khó chịu, quấy khóc, mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

●    Chóng mặt, buồn ngủ;
●    Khô miệng, đau họng;
●    Buồn nôn, táo bón
●    Đau đầu.

Gọi ngay Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: nổi mề đay; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng của bạn.

Ngừng sử dụng Cetirizine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

●    Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
●    Yếu, run (run không kiểm soát), hoặc khó ngủ (mất ngủ);
●    Cảm giác bồn chồn, tăng động;
●    Hoang mang tột độ;
●    Có vấn đề về tầm nhìn;
●    Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không có gì cả.

Cetirizine có thể gây giảm suy nghĩ hoặc sự tập trung của bạn. Hãy cẩn thận nếu bạn lái xe hoặc làm bất cứ điều gì đòi hỏi sự tỉnh táo và cảnh giác.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn về bất kỳ tác dụng phụ bất thường hoặc khó chịu khi sử dụng Cetirizine.

V. Lưu ý khi dùng thuốc Cetirizine

1. Lưu ý trước khi dùng thuốc Cetirizine

Bạn không nên sử dụng thuốc Cetirizine nếu bạn bị dị ứng với thành phần thuốc.

Trước khi dùng cetirizine, hãy nói với bác sĩ về tất cả các vấn đề sức khỏe của bạn, đặc biệt khi bạn mắc bệnh gan, thận hoặc uống rượu.

Người lớn tuổi có thể cần dùng liều thấp hơn bình thường. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hãy cho bác sĩ của bạn biết các loại thuốc khiến bạn buồn ngủ (như thuốc cảm lạnh hoặc dị ứng khác, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ và thuốc trị co giật, thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo lắng). Bởi bạn có thể buồn ngủ nhiều hơn khi dùng Cetirizine. Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bạn bị sốt.

2. Nếu bạn quên một liều Cetirizine

Nếu bạn bỏ lỡ một liều Cetirizine, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Không dùng thêm thuốc để bù liều.

3. Nếu bạn uống quá liều Cetirizine

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: cảm giác bồn chồn hoặc lo lắng, sau đó cảm thấy buồn ngủ.

Liên hệ với bác sĩ hoặc gọi ngay Trung tâm Cấp cứu 115, đến cơ sở y tế gần nhất nếu uống quá liều Cetirizine.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Cetirizine trong trường hợp đặc biệt (phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú,…)

Cetirizine có thể truyền vào sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé bú. Không sử dụng cetirizine mà không nói với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc Cetirizine trong thời kỳ mang thai. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro.

5. Cetirizine có ưu điểm gì?

Cetirizine được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng do viêm mũi dị ứng lâu năm hoặc theo mùa.

Có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt và chảy nước mũi xảy ra do các dị ứng đường hô hấp khác.

Sử dụng điều trị triệu chứng của nổi mề đay hoặc mề đay mạn tính, bao gồm ngứa, nổi đỏ. Không dùng Cetirizine điều trị mề đay suốt đời.

Có thể được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng, vết côn trùng cắn và các rối loạn da dị ứng khác.

Ít có khả năng gây an thần hơn thuốc kháng histamine cũ.

6. Nhược điểm của Cetirizine

Nếu bạn ở độ tuổi từ 18 đến 60, không dùng thuốc khác hoặc không có các điều kiện y tế khác, các tác dụng phụ bạn có nhiều khả năng gặp phải bao gồm:

Đau đầu, đau họng, đau bụng, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ho. Các tác dụng phụ khác là không phổ biến.

Có khả năng gây buồn ngủ. Cần thận trọng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc..

Nên giảm liều cetirizine trong bệnh thận và cần thận trọng khi sử dụng cetirizine ở những người bị rối loạn co giật.

Cetirizine cũng giống như tất cả các thuốc kháng histamine khác, có thể làm giảm đáp ứng với các xét nghiệm. Ngừng cetirizine ít nhất 72 giờ trước khi làm các xét nghiệm.

Người cao niên hoặc trẻ em, những người mắc một số bệnh nội khoa (như các vấn đề về gan hoặc thận, bệnh tim, tiểu đường, động kinh) hoặc những người dùng các loại thuốc khác có nguy cơ xảy ra nhiều tác dụng phụ hơn khi dùng Cetirizine.

7. Lời khuyên khi dùng Cetirizine

Cetirizine thường được uống một lần một ngày. Trong mùa phấn hoa, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng mỗi ngày nếu bạn bị viêm mũi dị ứng theo mùa.

Mặc dù cetirizine ít gây buồn ngủ, nhưng một số người dễ bị ảnh hưởng này, đặc biệt nếu họ đang dùng liều đầu tiên. Không lái xe hoặc vận hành máy móc nếu cetirizine làm bạn buồn ngủ. Rượu và các loại thuốc có thể làm giảm sự tỉnh táo nếu sử dụng với cetirizine.

Gọi ngay Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị nổi mề đay và sưng mặt, cổ họng hoặc lưỡi, chóng mặt, chảy nước dãi, khó nói hoặc khó thở.

Cetirizine không thay thế epinephrine được sử dụng để điều trị dị ứng nặng và sốc phản vệ.

Cetirizine có dạng hỗn dịch phù hợp cho người lớn và trẻ em gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc.

Gặp bác sĩ nếu các triệu chứng dị ứng nhẹ của bạn không được cải thiện sau 3 ngày điều trị bằng cetirizine, hoặc nếu phát ban của bạn kéo dài hơn 6 tuần mặc dù đã dùng cetirizine.

Ngừng cetirizine một khi các triệu chứng dị ứng của bạn đã được giải quyết.

Không dùng cetirizine trong khi mang thai hoặc cho con bú trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

VI. Những loại thuốc nào tương tác với Cetirizine?

Có thể có các loại thuốc khác có thể tương tác với cetirizine. Hãy cho bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc kê toa và thuốc không kê đơn, vitamin, khoáng chất, sản phẩm thảo dược bạn đang dùng. Không nên bắt đầu uống một loại thuốc mới mà không báo với bác sĩ của bạn.

Cetirizine tương tác với các loại thuốc được liệt kê dưới đây:

●    Adderall (amphetamine / dextroamphetamine);
●    Advair Diskus (fluticasone / salmeterol);
●    Amoxicillin;
●    Aspirin liều thấp;
●    Benadryl (diphenhydramine);
●    Claritin (loratadine);
●    Cymbalta (duloxetine);
●    Dầu cá (acid béo omega-3 không bão hòa);
●    Flonase (fluticasone nasal);
●    Ibuprofen;
●    Lisinopril;
●    Loratadine;
●    Lyrica (pregabalin);
●    Metoprolol Succinate ER (metoprolol);
●    Metoprolol Tartrate (metoprolol);
●    MiraLAX (polyethylene glycol 3350);
●    Mucinex (guaifenesin);
●    Nexium (esomeprazole);
●    Phenylephrine;
●    Prednisone;
●    ProAir HFA (albuterol);
●    Singulair (montelukast);
●    Symbicort (budesonide / formoterol);
●    Synthroid (levothyroxine);
●    Tylenol (acetaminophen);
●    Ventolin HFA (albuterol);
●    Vitamin B12 (cyanocobalamin);
●    Vitamin C (ascorbic acid);
●    Vitamin D3 (cholecalciferol);
●    Xanax (alprazolam).

---Có thể bạn quan tâm: Dùng chung Cetirizine với Chymotrypsin gây tương tác thuốc?

Thuốc Cetirizine có tương tác với rượu bia không?

Cetirizine có thể làm tăng các tác dụng phụ khi bạn sử dụng rượu bia.

VII. Cách bảo quản Cetirizine

1. Cách bảo quản thuốc Cetirizine

Bảo quản cetirizine ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt và độ ẩm. Giữ thuốc này và tất cả các loại thuốc khác ngoài tầm với của trẻ em, không bao giờ chia sẻ thuốc của bạn với người khác và chỉ sử dụng cetirizine được bác sĩ chỉ định kê đơn.

2. Lưu ý khi bảo quản thuốc Cetirizine

Không xả thuốc xuống nhà vệ sinh hoặc đổ chúng vào cống trừ khi được hướng dẫn làm như vậy. Vứt bỏ đúng cách thuốc Cetirizine khi hết hạn hoặc không còn cần thiết. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý chất thải tại địa phương.

Hải Yến
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Nguồn: drugs.com

Có thể bạn quan tâm

036460****

Răng không sâu nhưng đau hàm kèm nhức đầu, nhức mắt, phải làm sao?

Đau răng hàm trên kèm nhức đầu, nhức mắt nếu đã loại trừ sâu răng thì có thể là bệnh viêm xoang hàm trên, viêm xoang trán và đôi khi là thuộc nhóm bệnh lý thuộc hệ thần kinh.

Xem toàn bộ

090501****

Điều trị dự phòng HIV 72 giờ bằng thuốc Viropil có được không?

Thuốc Viropil cũng là một loại thuốc điều trị HIV và điều trị phòng ngừa sau phơi nhiễm.

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X