Hotline 24/7
08983-08983

Cần chuẩn bị những gì để ghép thận nhân tạo?

Câu hỏi

AloBacsi cho em hỏi là, Để được ghép thận nhân tạo, em cần chuẩn bị những gì ạ? Quá trình ghép và điều dưỡng sau ghép như thế nào ạ?

Trả lời
Ghép thận. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ghép thận. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào chị Lai,

Để được ghép thận, trước hết chị và gia đình sẽ được bác sĩ chuyên về ghép thận tư vấn, kiểm tra sức khỏe có đủ điều kiện để ghép thận hay không. Chị và người hiến thận sẽ được ktra sức khỏe và mức độ phù hợp của 2 người. Bên cạnh đó chị và người ghép thận sẽ làm đơn xin ghép thận và hiến thận có xác nhận của chính quyền địa phương với mục đích là trao tặng thận hoàn toàn tự nguyện.

Khi hoàn tất các xét nghiệm cũng như khám các chuyên khoa: tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, gây mê… bước tiếp theo là trình hội đồng ghép tại bệnh viện, được hội đồng thông qua sẽ tiến hành ghép. Sau ghép bệnh nhân nằm trong phòng cách ly, được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc toàn diện, người nhà không cần chăm sóc.

Thông thường sau 2 tuần bệnh diễn tiến ổn định, bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà. Trước khi xuất viện sẽ được các bác sĩ dặn dò cách tự chăm sóc, theo dõi, uống thuốc và tái khám.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ghép thận là phẫu thuật chuyển thận của người hiến cho người nhận. Người hiến là người có thận khỏe mạnh và tự nguyện hiến thận, còn người nhận là bệnh nhân suy thận một phần hoặc hoàn toàn.

Người hiến thận phải có cùng nhóm mô và nhóm máu với bạn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ cơ thể bạn đào thải thận ghép (thải ghép) của người hiến.

Ghép thận là một ca đại phẫu khá nguy hiểm. Vì các nguy cơ tiềm tàng của những vấn đề theo sau phẫu thuật nên người có thận ghép cần phải tái khám thường xuyên với bác sĩ.

Người hiến thận có thể có vết sẹo từ phẫu thuật hiến thận, kích thước và vị trí của vết sẹo sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật bạn đã thực hiện. Một vài người hiến thận có thể bị đau kéo dài, tổn thương thần kinh, thoát vị hay tắc ruột. Tuy nhiên, những nguy cơ trên rất hiếm và không có con số thống kê chính xác về tần số của các vấn đề trên.

Bên cạnh đó, những người chỉ có một thận có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đạm niệu, hay giảm chức năng thận. Dù vậy, những người hiến thận có thể không gặp vấn đề gì nếu được thăm khám kỹ càng trước khi hiến thận và theo dõi định kỳ sau khi hiến thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hiến thận là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng sẽ là điều tồi tệ nếu điều đó gây hại cho cả hai bên cho và nhận. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng và đánh giá chức năng thận trước khi hiến thận là biện pháp tốt nhất để tránh những điều đáng tiếc xảy ra bạn nhé.

BS.CK2 Tạ Phương Dung
Trưởng khoa Nội thận-Miễn dịch ghép, Bệnh viện Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X