Hotline 24/7
08983-08983

Cách pha và uống oresol khi bị tiêu chảy

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Con trai của chị tôi 12 tuổi bị bệnh tiêu chảy, bác sĩ khám cho thuốc và oresol uống, cháu rất nhanh khỏi bệnh. Con tôi cũng hay bị tiêu chảy nhưng tôi chưa biết pha và cho con uống nước oresol thế nào. Mong bác sĩ hướng dẫn cách pha và cho trẻ uống oresol khi bị tiêu chảy.

Nguyễn Thị Nhài ( Thanh Hóa)


Tiêu chảy làm cho trẻ bị mất nước và mất muối, nên trong điều trị phải bù lại khối lượng nước và muối. Cách bù nước và muối tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol (ORS) pha đúng liều lượng. Cách pha đúng: theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói ORS, ví dụ gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha 250ml. Pha với nước đun sôi để nguội. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi, uống 50 - 100 ml/lần tiêu chảy; trẻ 2 - 9 tuổi, uống 100 - 200 ml/lần tiêu chảy; trẻ lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể. Bệnh nhân bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

Nếu không có ORS có thể pha dịch thay thế gồm: 8 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo cho một chút muối; nước dừa non có pha một nhúm muối.

Nếu pha nhiều nước, dung dịch quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ; ngược lại nếu pha đặc quá, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, chia làm nhiều bữa nhỏ. Cần cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây như: chuối, cam, đu đủ... và uống sữa. Không nên dùng các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

AloBacsi.vn
 Theo BS. Nguyễn Minh Hạnh - Sức khỏe & Đời sống

Có thể bạn quan tâm

093844****

Cằm sưng đau do té xe, bao lâu mới hết?

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Đau mông một bên do đâu?

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X