Hotline 24/7
08983-08983

Cách điều trị bệnh viêm tiền đình mũi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Em đang bị viêm tiền đình mũi. Uống thuốc mà vẫn tái phát. Bệnh viện có phương pháp chữa nào không ạ? Và chi phí bao nhiêu ạ?

Trả lời
Viêm tiền đình mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm tiền đình mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Huấn,

Vì tôi không trực tiếp thăm khám cho bạn nên cũng không rõ lắm về tình trạng viêm tiền đình mũi của bạn.

Nếu viêm đơn thuần do vi khuẩn thì bạn có thể dùng 1 trong những thuốc mỡ sau đây để bôi tại chỗ vùng tiền đình mũi khoảng 2-3 lần/ngày: mỡ Tetracylin 1%, mỡ Aureomycin 1%, mỡ Bactroban 2% (giá các thuốc này từ vài nghìn đồng cho đến vài trăm nghìn đồng). Hi vọng chứng viêm tiền đình mũi của bạn sẽ hết sau 5-7 ngày sử dụng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Viêm tiền đình mũi là chứng viêm lây lan ở vùng da tiền đình mũi, thường bị cả ở hai bên. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiền đình mũi thường do người bệnh có thói quen ngoáy mũi, cắt nhổ lông mũi, thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, khói bụi, có chứa chất độc hại. Người bệnh bị viêm mũi cấp tính hay mãn tính, viêm xoang mũi, phản ứng biến đổi hoặc dị vật trong khoang mũi (thường gặp ở trẻ em) sẽ gây kích thích tiết dịch dễ phát bệnh hoặc khiến bệnh nặng hơn.

Các phương pháp điều trị viêm tiền đình mũi:

- Điều trị bằng thuốc: Giai đoạn cấp tính thường sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để bôi ngoài. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn mãn tính tạo nhiều vảy, người bệnh có thể dùng nước oxy già để rửa, sau đó bôi thuốc kháng sinh. Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh cần có sự chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Khi viêm tiền đình mũi khó trị có thể dùng bạc natri đốt nóng, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh lên cục bộ. Bệnh này nếu được điều trị sớm bằng thuốc thì hiệu quả sẽ rất cao.

- Điều trị toàn thân: Khi chứng viêm tiền đình nặng, người bệnh có thể uống kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần theo đơn của bác sĩ chỉ định và hướng dẫn. Tránh việc tự ý dùng thuốc có thể ko mang lại kết quả như mong muốn mà có thể gây nhờn hoặc kháng thuốc sẽ rất khó chữa.


BS.CK2 Vũ Hải Long
Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X