Hotline 24/7
08983-08983

Cách chữa nấc cho bé

Nhiều người mẹ tỏ ra lo lắng khi bé nhà mình nấc quá nhiều. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nấc là phản ứng bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân nấc ở bé nhũ nhi

Trong thực tế, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã biết nấc. Nấc xảy ra do cơ hoành (ở cuối ngực) co thắt do bị kích thích. Điều này do vài lý do phổ biến như sau:

- Cho ăn: Nhiều bé bị nấc sau khi ăn. Nguyên nhân là do bé nuốt phải nhiều không khí cùng với sữa trong quá trình bú. Không khí làm cơ hoành co thắt, gây nấc.

- Nhiệt độ: Thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bé gặp trục trặc, trong đó có nấc. Khi bé tiếp xúc với không khí lạnh, bé bị nấc nhiều hơn. Vì thế, tốt nhất là luôn giữ ấm cho bé.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): còn gọi là bệnh trào ngược axit, xảy ra khi các axit từ dạ dày trào lên thực quản. Điều này xuất hiện rất phổ biến ở những bé còn nhỏ. Nếu nấc nhiều, bạn nên đưa bé đi khám.

Cách chữa nấc cho bé

Nấc cục ở bé thường không phải vấn đề nghiêm trọng nên cha mẹ không cần bận tâm quá nhiều. Dưới đây là một số gợi ý chữa nấc an toàn:

- Vỗ lưng: cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc.

- Uống từng ngụm nước nhỏ: cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

- Đường: Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

- Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

AloBacsi.vn
Theo  Mychildhealth/M&B-Giadinh 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X