Hotline 24/7
08983-08983

Bị nổi mẩn ngứa khi ra nắng là bệnh gì?

Khi cháu đi ra nắng, trên cánh tay và cổ thấy đỏ dần lên và mẩn ngứa. Nhưng khi cháu vào trong bóng râm chỉ tầm 20 phút là hết.

Thưa bác sĩ,
Khi cháu đi ra nắng, trên cánh tay và cổ thấy đỏ dần lên và mẩn ngứa. Nếu ngồi ngoài nắng lâu những chấm đỏ sẽ rộ lên, nhưng khi cháu vào trong bóng râm chỉ tầm 20 phút là hết. Cháu đi khám, BS dùng 1 dụng cụ cạo lên tay cháu để kiểm tra phản ứng của da, sau một lúc, phản ứng bình thường. BS bảo cháu bị viêm da chàm.

Dạo này cháu nhiều đờm ở họng cổ, BS khám và bảo cháu bị viêm họng kèm theo. BS cho thuốc uống trong 5 ngày, phải kiêng rượu bia và nước giải khát có ga khi dùng thuốc, cháu thực hiện đúng thì sẽ không phải đến khám nữa. Nhưng khi cháu tìm hiểu thông tin trên mạng và biết bệnh này còn gọi là: bệnh mề đay cơ địa và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cháu rất mong có sự tư vấn của BS. Dưới đây là thuốc BS kê (cả viêm họng và viêm da): Cerlergic, Triamcinolone, Biotin, Medrol, Nefiampi, thuốc bôi Metrogyl gel, kèm theo C sủi Multi-vitamin.

(Xuan Toi - Xuantoi...@gmail.com)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mến chào cháu,

 

Qua mô tả của cháu, mỗi lần tiếp xúc với ánh nắng, những vùng da tiếp xúc trực tiếp sẽ nổi sẩn ngứa nhiều hơn, đó là căn bệnh mề đay cơ địa do tiếp xúc. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

 

Mề đay của bạn là dạng cấp tính xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với ánh nắng, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể có tiếp xúc, biểu hiện các nốt sẩn đỏ, phù nề như vết muỗi đốt, càng gãi càng ngứa, khi không tiếp xúc nữa thì nốt này tự lặn đi.

 

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay: thời tiết lạnh, nóng, tiếp xúc với những chất lạ qua da, qua đường hô hấp, ăn uống (tôm, cua, gà, thịt bò…), thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, do ảnh hưởng yếu tố gia đình, một số trường hợp không rõ nguyên nhân, nhưng với cháu có nguyên nhân rõ ràng là do tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

 

Điều trị chủ yếu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tránh các yếu tố gây dị ứng, nên trước hết cháu phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có tiếp xúc phải che chắn cẩn thận. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

 

Do đó, trong toa thuốc cháu dùng có một loại kháng sinh (Nefiampi) để điều trị viêm họng, hai loại thuốc chống dị ứng (Cerlergic và Triamcinolone), một loại kháng viêm (Medrol) để hỗ trợ cho viêm họng và dị ứng, còn Biotin giúp tăng tiết chất nhờn cho da.

 

Thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng tạm thời, không chữa trị được triệt để. Vì vậy, điều trị chủ yếu là cháu phải tự phòng bệnh thôi cháu ạ.

 

Thân ái!

BS chuyên khoa của AloBacsi
 
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X