Bệnh viêm phổi có dễ tái phát?
Câu hỏi
Kính chào AloBacsi, Em có vấn đề về sức khỏe bản thân nên rất lo lắng và mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em nhập viện tỉnh 27/3/2019, chụp chiếu kết luận bị viêm phổi phải, nằm viện tỉnh 1 tuần, điều trị tiêm truyền kháng sinh thuốc. Hết 1 tuần chụp chiếu lại phổi phải vẫn mờ vùng đáy, gia đình em có xin ra viện và lên Bệnh viện Phổi Trung Ương. Lên Bệnh viện Phổi Trung Ương được chụp chiếu ngày 4/4/2019, kết luận viêm thùy dưới phổi phải, nằm viện tiêm truyền thuốc 8 ngày. Xuất viện về bác sĩ kê uống thêm 2 loại kháng sinh 10 ngày và thuốc tăng cường miễn dịch, hẹn tái khám sau 1 tháng. Trong vòng 1 tháng đó em vẫn có chút đờm ở cổ phải, khạc hoặc ho ra đờm, bình thường không ho, khỏe mạnh bình thường. Ngày 16/5/2019, sau 1 tháng xuất viện em tái khám, bác sĩ bắt chụp chiếu lại và bảo vẫn còn 1 chút viêm nên kê thêm 1 loại kháng sinh và thuốc tăng cường miễn dịch, bảo nếu uống hết thuốc mà cơ thể khỏe mạnh không cần tái khám. Bác sĩ cho em hỏi: 1. Liệu bệnh viêm phổi theo diễn biến điều trị như của em có khỏi hoàn toàn được không ạ? Bác sĩ kết luận viêm thùy dưới phổi phải, em có điều trị tiêm truyền kháng sinh và thuốc tổng cộng là 15 ngày nằm viện (cả bệnh viện tỉnh và Bệnh viện Phổi Trung Ương ) + sau khi xuất viện bác sĩ kê uống thêm 2 loại kháng sinh 10 ngày kèm thuốc tăng cường miễn dịch. Tái khám lại uống thêm kháng sinh 10 ngày và thuốc tăng cường miễn dịch, như vậy liệu có trị dứt điểm được viêm phổi không ạ? 2. Hiện sau khi điều trị tiêm truyền thuốc nằm viện, cộng thêm uống thêm uống kháng sinh + thuốc tăng cường miễn dịch em vẫn còn có chút đờm ở cổ phải, khạc hoặc ho ra đờm thì có đáng lo ngại không? Giờ em lại được bác sĩ kê thêm kháng sinh 10 ngày + thuốc tăng cường miễn dịch. 3. Bệnh viêm phổi có tái phát lại không ạ và em phải ăn uống kiêng khem gì không? Nếu viêm phổi dễ tái phát thì khi nào thì em có thể biết được để tránh nhầm lẫn với bệnh họng, hay viêm phế quản hoặc bệnh hô hấp thông thường? Khi nào cần điều trị tiếp nếu viêm phổi tái phát? 4. Các thuốc kháng sinh trị viêm phổi và các thuốc trị viêm phổi có ảnh hưởng đến chức năng gan không, em có cần bổ sung thêm bổ gan hay gì không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ. Xin cám ơn.
Trả lời
Chẩn đoán và điều trị bệnh trong trường hợp của em khá phức tạp nên việc lo lắng là không tránh khỏi. Do không trực tiếp điều trị, email không đính kèm kết quả xét nghiệm máu và phim chụp phổi các lần khám nên bác sĩ chỉ có thể trả lời cho bạn một số thắc mắc về chuyên môn chứ chưa đi vào cụ thể hơn được.
Đối với viêm phổi, đây là bệnh viêm nhu mô cấp tính, thường do vi trùng gây ra, dễ xảy ra trên cơ địa có miễn dịch yếu hoặc có bệnh phổi cấu trúc, như người già, trẻ em, người bị HIV, đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng… Nếu được điều trị kháng sinh phù hợp, bệnh thường khỏi hoàn toàn, ít khi để lại di chứng. Tuy nhiên, phim chụp phổi có thể còn thấy tổn thương trong khoảng 6-8 tuần sau điều trị. Sau giai đoạn này nếu vẫn còn tổn thương thì nên xem xét chẩn đoán khác.
Đàm ở cổ có thể do nhiều nguyên nhân, viêm họng cấp, viêm mũi xoang cũng có thể gây ứ đọng đàm ở cổ họng và gây ho. Đây là những nguyên nhân thường gặp hơn, nhất là ở người trẻ. Do hệ miễn dịch còn tốt nên họ ít khi viêm phổi hơn so với các đối tượng nêu phía trên. Nếu tái phát lại thì cần xem xét lại chẩn đoán và đánh giá hệ miễn dịch theo đúng chuyên khoa tương ứng (phổi và miễn dịch).
Một số thuốc có thể gây độc gan, nhưng riêng với kháng sinh tại phổi thì ít có loại nào ảnh hưởng đến gan, chủ yếu là đào thải qua thận nhiều hơn,và các thuốc độc thận hiện nay cũng hạn chế sử dụng, trừ trường hợp nặng. Do đó em không nên quá lo lắng và cũng không cần bổ sung thêm thuốc bổ gan, chưa chắc mang lại hiệu quả mà dễ dẫn đến tiền mất tật mang em nhé!
Thân mến.
Viêm phổi là tình trạng tổn thương phổi do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi nguy hiểm hơn đối với người già, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch. Điều trị viêm phổi cần căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của triệu chứng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Vệ sinh sạch sẽ bản thân cũng như nơi ở, thực hiện ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình