Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh sởi có thể tái phát không bác sĩ?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Vợ em đã từng bị bệnh sởi nhưng chưa tiêm phòng. Vậy cho em hỏi vợ em có thể mắc bệnh sởi lại không ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng tránh bệnh sởi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng tránh bệnh sởi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Sau khi mắc bệnh sởi tự nhiên sẽ được miễn dịch bền vững. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp không tạo được đầy đủ miễn dịch nên có thể mắc bệnh lần nữa nhưng thường nhẹ hơn lần đầu.

Bên cạnh triệu chứng cấp tính, bệnh sởi còn gây nguy hiểm vì tình trạng suy giảm miễn dịch sau bệnh, gây nhiễm vi trùng cơ hội và có thể có biến chứng bán cấp là viêm thần kinh.

Do đó, để phòng tránh bệnh và những biến chứng của bệnh sởi, cách tốt nhất là nên tiêm ngừa vắc xin đầy đủ cho trẻ nhỏ bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sởi là một bệnh phổ biến gây ra bởi virus. Đặc trưng của bệnh là phát ban và thường khởi phát từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus. Bệnh kéo dài từ 4 đến 10 ngày. Đây là một trong những bệnh dễ lây lan và gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ có thể phòng ngừa sởi dễ dàng nếu được tiêm vắc xin định kỳ.

Triệu chứng đầu tiên của sởi là sốt. Sau đó, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, kèm theo đó là chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan và nhạy cảm với ánh sáng. Những đốm ban màu xám trắng cũng dần xuất hiện trong miệng và cổ họng (đốm Koplik). Sau đó trẻ sẽ bị phát ban đỏ trên trán, xung quanh tai và lan dần khắp cơ thể. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày và cơn sốt sẽ bắt đầu hạ sau khi phát ban từ 2 đến 3 ngày.

Sởi cũng có thể gây ra các biến chứng khác. Những biến chứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi trẻ bị nhiễm bệnh khác như viêm phổi hoặc viêm tai giữa do vi khuẩn trong quá trình bị sởi. Trẻ cũng có thể bị xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Bệnh sởi do một loại virus gây ra và rất dễ lây lan. Khi một người đang bị bệnh sởi, việc hắt hơi, sổ mũi hoặc ho rất dễ làm cho virus phát tán nhanh trong không khí. Bạn cũng có khả năng bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus gây bệnh sởi.

Bạn hoặc trẻ cần được cách ly trong 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban và nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt và phát ban biến mất. Thuốc giảm đau, hạ sốt không chứa aspirin như paracetamol sẽ được bác sĩ chỉ định nếu bạn hoặc trẻ bị sốt. Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh sởi do nguy cơ của hội chứng Reye. Người bệnh không cần dùng kháng sinh bởi vì sởi là bệnh truyền nhiễm do virus chứ không phải vi khuẩn. Ngoài ra, bạn hoặc trẻ phải uống nước thường xuyên để tránh bị mất nước.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến bệnh sởi:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Che miệng khi ho;
- Rửa tay thường xuyên;
- Sử dụng nước muối nhỏ mắt và kính mát khi bị nhạy cảm ánh sáng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X