Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh cúm - Nguyên nhân và phòng tránh bằng vắc xin

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra (Influenza virus).

Bệnh dễ gây thành dịch lớn:

Tại các nước vùng nhiệt đới, cúm là một bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm, có khuynh hướng gia tăng về tần suất cũng như mức độ nguy hiểm.

Virus cúm A được phân thành:

A(H3N2), A(H1N1) là những chủng hiện đang lưu hành gây ra bệnh cúm theo mùa

A(H5N1) gây ra các đợt dịch cúm gia cầm

Virus cúm B thường chỉ gây những đợt dịch tại khu vực

Virus cúm C ít gây bệnh cho người, nếu có chỉ là những thể bệnh nhẹ

Virus cúm dễ bị mất hoạt lực trong một số môi trường: nhiệt độ, bức xạ mặt trời…nhưng tồn tại lâu trong dịch tiết hô hấp nhất là trong mùa lạnh.

Virus được phát hiện trong vòng 24 giờ đầu, cao nhất là khoảng 24-48 giờ sau đó giảm xuống nhanh chóng. 5-10 ngày sau không còn phát hiện được virus nữa.

Đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi nhiễm cúm

Mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau đều có thể dễ mắc bệnh và làm cho dịch bộc phát.

Miễn dịch với vi rút cúm xuất hiện rất nhanh nhưng không bền vững.

Cách lây truyền của virút cúm

Người bệnh và người lành mang trùng là nguồn truyền nhiễm.

Bệnh lây nhiễm khi người bệnh cúm ho, hắt hơi hay ngay cả khi nói chuyện.

Lây nhiễm cũng có thể xảy ra khi sờ vào các bề mặt nhiễm khuẩn (như nắm cửa, tay cầm, điện thoại… ) rồi dúi tay vào mũi, miệng…

Người nhiễm cúm có thể lây từ trước ngày có triệu chứng cho đến 7 ngày sau khi hết cúm.

Biểu hiện lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh: 24 đến 48 giờ, có thể 3 ngày.

Thời kỳ khởi phát, bao gồm các dấu hiệu sau:

- Sốt: cao 39-40 độ C, có thể kèm lạnh run

- Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

- Ho, đau họng, khàn tiếng

- Đau đầu

Thời kỳ toàn phát, có 3 hội chứng:

- Hội chứng nhiễm trùng:

+ Sốt cao liên tục 39-400C

+ Mặt đỏ bừng, môi khô, lưỡi dơ…

+ Tiểu ít, nước tiểu vàng sậm

+ Mệt mỏi rất nhiều

- Hội chứng đau:

+ Đau đầu dữ dội và liên tục gia tăng

+ Đau các cơ bắp khắp thân mình

+ Đau vùng trên nhãn cầu, trên xương ức

- Hội chứng hô hấp:

+ Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…

+ Các triệu chứng viêm Phế quản: Ho, khó thở, khan tiếng…

Các biểu hiện tiêu hoá: hiếm gặp.

+ Nôn ói

+ Tiêu chảy

Các biểu hiện thần kinh: hiếm gặp

+ Viêm não, màng não

+ Liệt thần kinh sọ não, liệt nửa người…

Các dấu hiệu trên kéo dài từ 2 đến 5 ngày sau đó giảm dần và biến mất sau 7 - 10 ngày.

Biến chứng của cúm

Biến chứng tai mũi họng:

- Viêm họng, viêm nướu răng

- Viêm tuyến mang tai

- Viêm tai giữa, viêm kết mạc

- Viêm xoang

Biến chứng phổi - màng phổi:

- Viêm phế quản

- Viêm phổi

- Áp xe phổi

- Tràn dịch màng phổi

Viêm não

Nhiễm trùng huyết

Biến chứng tim mạch

Biến chứng thần kinh

Viêm cơ…

Hội chứng Reye

Mối tương quan giữa cúm và bệnh hen

Các yếu tố làm khởi phát cơn hen phế quản cấp

- Dị ứng với các dị nguyên hít vào

- Nhiễm khuẩn hô hấp như bệnh cúm
 
Vai trò của vaccine ngừa cúm

Tiêm ngừa cúm làm giảm 67% nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát

Tiêm ngừa cúm ở mùa cúm năm trước giảm 55% nguy cơ nhồi máu não

Tiêm ngừa cúm hằng năm trong vòng 5 năm giúp giảm 63% nguy cơ nhồi máu não

Tiêm ngừa cúm giảm tỉ lệ đột quỵ / thiếu máu não thóang qua 54%

Tiêm ngừa cúm làm giảm nguy cơ ngưng tim 49%

Tiêm ngừa cúm làm giảm nguy cơ nhập viện, viêm phổi và tử vong/BN tiểu đường :

50% trong mùa 1996-97

21% trong mùa 1997-98

Tiêm vaccin có hiệu quả ngăn ngừa đợt cấp hen phế quản  và COPD

Số đợt cấp hen phế quản giảm khoảng 78%, 59% và 65%, tương ứng, trong 3 mùa cúm 1993-1996 tại Mỹ

Tiêm ngừa cúm và phế cầu làm giảm tử vong và nhập viện do viêm phổi ở bệnh nhân lớn tuổi
 
Các khuyến cáo về tim ngừa cúm

Đối tượng cần được tiêm ngừa cúm :

- Tất cả trẻ em tuổi từ 6 đến 59 tháng tuổi

- Phụ nữ dự định mang thai trong mùa cúm

- Người ≥ 50 tuổi

- Người có bệnh mạn tính hệ hô hấp hoặc tim mạch, bao gồm hen phế quản và COPD

- Người cần theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc phải nhập viện trong những năm trước do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính (bao gồm đái tháo đường), rối loạn chức năng thận, bệnh lý hemoglobin hoặc suy giảm miễn dịch.

- Người có bất kỳ bệnh lý nào gây suy giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng bài tiết của hệ hô hấp, hoặc làm tăng nguy cơ hít

- Người sống cùng hoặc người chăm sóc những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm người sống chung nhà và người chăm sóc trẻ em từ 0 đến 59 tháng tuổi

- Người sống trong nhà chăm sóc, khoa chăm sóc bệnh mạn tính cùng với những người có bệnh mạn tính

- Nhân viên y tế

- Tất cả bệnh nhân tiểu đường phải tiêm ngừa: Vaccine ngừa phế cầu và vaccine ngừa cúm hằng năm

Kết luận

Cúm - một bệnh lý nguy hiểm và là gánh nặng kinh tế xã hội

Cúm làm nặng thêm tình trạng của các bệnh mạn tính như: bệnh tim mạch, tiểu đường, hô hấp….

Tiêm ngừa cúm làm giảm đáng kể các biến chứng và tử vong cho bệnh nhân có bệnh mạn tính.

Hầu hết các hiệp hội Y khoa trên thế giới đều khuyến cáo việc tiêm ngừa cúm cho người có bệnh mạn tính.

Theo Phòng khám đa khoa Ngọc Minh

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X