Hotline 24/7
08983-08983

Bắt vít cố định xương chân có cần tháo ra không?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Con có thắc mắc là trước đây con bị tai nạn và bị gãy xương mắt cá trong, sau khi phẫu thuật con không biết là bác sĩ phẫu thuật đã dùng vật liệu nào để khoan vào chân con, con đã hỏi nhưng bác sĩ đó ậm ừ không cho con biết. Con muốn biết chính xác bác sĩ đó đã dùng vật liệu loại nào thì phải làm sao ạ? Hoặc nếu dùng thép không gỉ thì chậm nhất sau phẫu thuật bao lâu thì con bắt buộc phải tháo vít đó ra ạ? Mong bác sĩ phản hồi giúp con sớm. Con cảm ơn ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Thứ nhất, để biết chất liệu của đinh vít đã được sử dụng trong cuộc phẫu thuật cố định xương mắt cá trong bị vỡ của em trước đây thì cần xem lại biên bản phẫu thuật nằm trong hồ sơ bệnh án cũ, nhưng việc này cũng không thật sự tối cần thiết. Vì ngày nay, chất liệu của nẹp vít dùng trong phẫu thuật cố định xương thường là titanium hay thép 316L, thông thường các chất liệu này không gây phản ứng hay kích ứng gì với cơ thể, về nguyên tắc em có thể chúng sống suốt đời với hệ thống ốc vít này.
Thế nhưng thực tế thì ai cũng muốn tháo bỏ vật lạ trong người để tránh những hệ lụy sau này, đặc biệt là đinh vít ở chân vì là nơi gánh sức nặng của toàn bộ cơ thể. Tháo đinh chỉ là 1 tiểu phẫu, không phức tạp và đau đớn như lần bắt vít vô.
Tháo vít kim loại là bắt buộc thực hiện sớm trong những trường hợp bất thường như gãy vít, nhiễm trùng, khớp giả...gây ra các triệu chứng bất thường với bệnh nhân. Tháo vít kim loại ở mắt cá chân thì thời gian tốt nhất là 12-18 tháng, em đăng ký khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ đánh giá lại, nếu bác sĩ nhận định đã đến lúc cần tháo vít thì em nên tháo vít ra.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Trong các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, bác sĩ thường dùng các dụng cụ làm bằng kim loại như các loại tấm nẹp, ốc vít, thanh nẹp và dây. Những dụng cụ này được làm từ thép không gỉ hoặc titanium và thường được sử dụng trong các phẫu thuật sau đây:

- Cố định một xương bị gãy vào đúng vị trí để giúp lành xương;
- Nối xương để điều trị viêm khớp;
- Thay đổi hình dạng của xương.

Một khi xương của bạn đã hoàn toàn bình phục, các bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật để rút các dụng cụ ra ngoài.

Tuy nhiên, việc rút ra hay để các dụng cụ này lại còn tùy vào ý muốn của bạn.

Những lý do chính bạn nên rút các dụng cụ này ra:

- Để giảm đau đớn hoặc khó chịu các dụng cụ này gây ra;

- Để giúp điều trị nhiễm trùng vùng xung quanh các dụng cụ kim loại;

- Để tránh bị vướng bởi các dụng cụ khi bạn đang thực hiện các thao tác.

Sau phẫu thuật:

- Bạn không nên lái xe, vận hành máy móc (điều này bao gồm cả dùng bếp lò cho việc nấu ăn) hoặc làm bất cứ hoạt động nguy hiểm nào trong ít nhất 24 giờ sau phẫu thuật và cho đến khi bạn đã hoàn toàn bình phục cảm giác, vận động và phối hợp. Nếu bạn đã được gây mê hoặc gây ngủ, bạn cũng không nên ký các văn bản pháp luật hoặc uống rượu trong ít nhất 24 giờ;

- Để giảm nguy cơ phát triển cục máu đông, hãy chắc chắn rằng bạn làm theo các hướng dẫn cẩn thận của các nhân viên y tế bao gồm việc uống thuốc hoặc phải mang vớ y tế;

- Trong tuần đầu tiên, bạn sẽ cần phải dành phần lớn thời gian để nâng cánh tay hoặc chân của bạn lên để giảm sưng. Sau đó, bạn thường có thể bắt đầu được vận độngnhiều hơn một chút;

- Khi bạn bắt đầu vận động nhiều hơn, hãy nhớ sử dụng nạng hoặc khung để đi. Đối với phẫu thuật chân, bác sĩ phẫu thuật và vật lý trị liệu của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể nâng được đồ vật. Bạn có thể được hướng dẫn tập các bài tập để giúp các khớp xương của bạn hoạt động tốt hơn.

- Bác sĩ phẫu thuật sẽ cho bạn biết khi bạn có thể trở lại hoạt động bình thường.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X