Hotline 24/7
08983-08983

Acid uric đã về mức bình thường, tại sao em vẫn còn đau nhức chân?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Thời gian trước em có đi xét nghiệm acid uric thì kết quả là 9 gây đau nhức bàn chân. Sau thời gian ăn uống hợp lý thì xét nghiệm lại có kết quả bình thường nhưng vẫn đau nhức. BS cho em hỏi vậy là do đâu? Bệnh Gout chỉ kiêng thịt cá, có cần kiêng thực phẩm nào khác không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau nhức chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhức chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh gout là bệnh gây viêm khớp do lắng đọng tinh thể urate, thường gặp ở khớp ngón chân cái, và có tăng acid uric máu. Nhưng, không phải ai có viêm khớp và tăng acid uric máu là bị gout vì rất nhiều trường hợp có tăng acid uric máu nhưng viêm khớp do bệnh lý khớp viêm khác.

Tính chất viêm khớp ở ngón chân cái do gout là khớp đau tăng dữ dội đạt đỉnh trong ngày, giảm đau và giảm viêm nhanh khi dùng colchicine trong vòng 2 ngày, có thể có hạt tophy. Ngoài ra BS còn dựa vào xét nghiệm máu, Xquang, dịch khớp để ủng hộ chẩn đoán gout.

Như vậy, em có tăng acid uric máu, điều chỉnh chế độ ăn thì acid uric về bình thường nhưng vẫn còn đau nhức bàn chân, có khả năng không phải là Gout, mà chỉ là tăng acid uric máu kèm bệnh lý ngoài Gout gây đau nhức bàn chân (như viêm can gan chân, viêm khớp bàn chân…), em nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được kiểm tra và điều trị thích hợp.

Còn về chế độ ăn của người bị gout cần chú ý kiêng các món giàu đạm như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi), tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Tăng acid uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức acid uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh gút. Mức acid uric tăng cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

Việc điều trị tăng
acid uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng axit uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không nên điều trị. Trong trường hợp này, không có bất kỳ lợi ích nào đã được chứng minh khi điều trị giảm acid uric.

Nếu tình trạng tăng
acid uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên thì bạn cần điều trị tình trạng này.

Nếu bạn có nồng độ
acid uric trong máu cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.

Bạn nên bổ sung nước nước bằng cách uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.

Bạn nên dùng thuốc điều trị chứng tăng axit uric theo hướng dẫn. Bạn tránh dùng caffeine và rượu vì có thể gây ra các vấn đề với
acid uric và tăng acid uric máu; tránh dùng thuốc thuốc lợi tiểu thiazid (hydrochlortiazide) và thuốc lợi tiểu quai. Ngoài ra, các loại thuốc như niacin và aspirin liều thấp (ít hơn 3g mỗi ngày) có thể khiến mức acid uric trong cơ thể bạn thêm trầm trọng. Không dùng các loại thuốc này hoặc aspirin trừ khi có chỉ định của bác sĩ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X