Hotline 24/7
08983-08983

9 liệu pháp 'xóa sổ kẻ giết người thầm lặng'

Cao huyết áp là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể tấn công bất cứ người nào ở bất cứ độ tuổi nào.

Huyết áp cao là tình trạng mà tim của bạn gặp khó khăn trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể. Thậm chí nếu tình trạng này liên tục kéo dài nó có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông trong động mạch, và từ đó rất có thể dẫn đến nguy cơ cao bị đột quỵ.

Trước khi nghĩ đến việc điều trị bằng thuốc, hãy thử thay đổi lối sống và một số biện pháp khắc phục khác bởi lẽ thuốc đôi khi không phải là cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này. 9 biện pháp dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn cải thiện tình hình huyết áp của mình.

1. Giảm muối

Muối không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề huyết áp cao mà là natri, một thành phần hóa học trong muối. Khi muối đi vào cơ thể quá nhiều. Nó sẽ gây ra sự mất cân bằng và rút cạn hết nước từ các mô tế bào ở vành mạch từ đó khiến máu trở nên loãng hơn. Điều này đồng nghĩ với việc tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu đi nuôi cơ thể và khiến huyết áp tăng cao.

Nếu bạn đang là người ăn quá mặn, các bác sỹ và chuyên gia khuyên rằng bạn nên giảm dần khẩu vị của bản thân xuống mức tiêu thụ an toàn, khoảng 4g muối mỗi ngày.

2. Hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt có khả năng kiểm soát huyết áp. Loại hoa này hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu, nó hấp thụ natri trong máu, từ đó giảm áp lực lên các thành động mạch tương đương với việc giảm huyết áp. Ngoài ra, hoa dâm bụt còn chứa một chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cân bằng huyết áp.

Chuẩn bị: 1 đến 2 thìa cà phê hoa dâm bụt phơi khô, 240ml nước sôi, mật ong, chanh hoặc 1 vài mẩu quế (để tăng hương vị).

Thực hiện: Đun nước sôi và thêm hoa dâm bụt, quế (nếu có chuẩn bị) và để sôi trong khoảng 5 phút. Thêm mật ong hoặc chanh để tăng hương vị, uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

3. Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều kali và magie có tác dụng tuyệt vời đối với cơ bắp. Và trong trường hợp này tim được có thể được coi là một cơ bắp khổng lồ của cơ thể.

Chuẩn bị: 240ml nước dừa.

Thực hiện: Nên chia ra thành 2 phần để uống 2 lần mỗi ngày. Buổi sáng và buổi tối là thời điểm thích hợp nhất để uống nước dừa. Tuy nhiên nếu bạn chỉ uống trong 1 lần thì buổi sáng là thời gian lý tưởng nhất.

4. Dầu cá

Dầu cá và axit béo omega-3 là một nguồn năng lượng tuyệt vời cho trái tim của bạn. Nó có khả năng giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và tất nhiên bao gồm cả hạ huyết áp. Đặc biệt đối với các bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ghép tim thì dầu cá càng trở thành một thực phẩm không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe tim mạch. Bạn có thể uống các viên dầu cá hoặc bổ xung thêm omega-3 bằng cách ăn cá hồi hoặc các thực phẩm dinh dưỡng khác.

5. Táo gai

Táo gai là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Nó khả năng ổn định nhịp tim, cải thiện chức năng của các mao mạch, điều hòa chuyển hóa glucose, giảm huyết áp động mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Chuẩn bị: 4 thìa canh bột táo gai, ½ đến 1 thìa canh bột quế, mật ong nguyên chất, nước.

Thực hiện: Cho bột quế và bột táo gai vào một bát, trộn đều. Thêm mật ong, nước để tạo thành bột cứng có thể cuộn lại thành các viên nhỏ bằng ngón tay trỏ của bạn. Đặt chúng lên một khay nướng đã lót giấy bạc hoặc giấy nến, cho vào lò nướng ở nhiệt độ khoảng 65 độ cho đến khi các viên thuốc khô lại. Sau đó bạn có thể lưu trong các lọ thủy tinh.

Chú ý: Để ở nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

6. Tập thể dục

Cùng với chế độ ăn uống, tập thể dục luôn luôn nằm trong dánh sách các biện pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả nhất. Không có việc gì có thể thay thế những lợi ích mà thể dục có thể đem lại cho cơ thể bạn. Trái tim cũng có thể được coi là một cơ bắp vì vậy nó sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn khi bạn tập thể dục.

Vì vậy, mỗi ngày hãy cố gắng dành 30 phút để tập luyện. Bạn có thể chọn các bài tập kỹ thuật hoặc chỉ đơn giản là lau sàn nhà hay thực hiện các việc nhà đơn giản khác. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì để biến hoạt động này trở thành một thói quen.

7. Tỏi

Tỏi là một dược liệu tại nhà chủ lực trong việc khắc phục sức khỏe huyết áp. Tỏi sống là một lựa chọn tuyệt vời tuy nhiên nếu cơ thể bạn khá nhạy cảm với các chất dĩnh dưỡng trong tỏi, hãy thử những viên nang tỏi trước vì chúng sẽ đảm bảo cung cấp cho cơ thể bạn một lượng chất vừa đủ để hấp thu.

8. Dưa hấu

Bên cạnh là một loại quả giải nhiệt mùa hè tuyệt vời, dưa hấu còn có tác dụng giảm huyết áp. Dưa hấu chứa một chất hóa học có khả năng mở rộng mạch máu từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Chuẩn bị: từ 1 đến 2 cốc nước ép dưa hấu.

Thực hiện: Thời điểm tốt nhất để uống nước ép dưa hấu là vào mỗi buổi sáng khi bạn chưa ăn sáng. Nếu bạn có thiết bị đo huyết áp tại nhà, hãy tự kiểm tra và quan sát sự thay đổi.

9. Trà gừng, thảo quả

Thảo quả khi kết hợp cùng gừng hoặc quế sẽ có tác dụng cải thiện lưu thông máu cực kỳ hiệu quả.

Chuẩn bị: 120ml nước, 2 đến 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê thảo quả, ½ thìa cà phê bột gừng hoặc 2 thìa cà phê gừng băm nhỏ, 1 thìa cà phê bột quế, 1 túi trà nhúng, 120ml sữa, cối và chày.

Thực hiện: Giã nhỏ thảo quả. Cho tất cả các thành phần (trừ mật ong) vào một chảo nhỏ, đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa từ 6 đến 9 phút cho đến khi hỗn hợp có màu caramel thì cho thêm mật ong. Lọc qua màng  lọc và uống từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Theo Trà Li - Phụ nữ Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X