Hotline 24/7
08983-08983

4 kỹ năng cần thiết tránh nguy hiểm cho trẻ với thú cưng

Nhiều phụ huynh muốn trẻ em được gần gũi, thân thiết với vật nuôi trong nhà như chó, mèo,... Tuy nhiên, thời gian gần đây, có nhiều vụ việc chó nhà nuôi tấn công trẻ em gây thương tích nặng.

Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về kiến thức để trẻ em chơi an toàn với thú cưng

Luôn có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau: 

Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên luôn luôn có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau - đặc biệt là khi ở cùng với chó. Bởi những con vật nuôi có thể đáng yêu và biết vâng lời nhưng chúng có thể gây hấn nếu không được xử lý đúng. Đó là công việc của bạn để đảm bảo rằng trẻ em của bạn luôn luôn an toàn khi chơi chung với bất kỳ con vật nào.

Dậy trẻ cách chơi thân thiện: 

Một số trẻ em có cách chơi rất thô bạo như cầm gậy hoặc những đồ cứng đánh chó, hoặc lấy tay bịt mồm chó,... nên hãy đảm bảo rằng bạn phải dạy trẻ phải đối xử nhẹ nhàng với con chó. Điều quan trọng là con bạn phải biết rằng đó là điều rất sai trái và làm tổn thương con vật. Không nên ném đá, hay ném bất cứ thứ gì vào con chó, không đẩy và nếu trẻ muốn ôm chú chó, chắc chắn rằng đừng ôm quá chặt.

Làm mẫu cho trẻ cách chạm vào con chó và những bộ phận cơ thể nào của nó là vuốt ve tốt nhất. Sau đó, nắm tay của trẻ và hướng dẫn trẻ làm điều tương tự. Cuối cùng, vẫn giữ những con chó và để cho con em mình vuốt ve con chó.

Dạy con cách vuốt ve lưng và hai bên sườn chó thay vì sờ tay lên đầu nó

Cách tiếp cận một con chó:

Để an toàn, khi đứa trẻ gặp một con chó lần đầu tiên, hãy giới thiệu cả hai đúng cách. Hãy để con bạn giơ mu bàn tay ra và đưa về phía con chó. Hãy để cho con chó ngửi nó.

Hướng dẫn các con của bạn không nhìn thẳng vào con chó bởi vì hành động này có thể được hiểu như là một thách thức cho sự thống trị. Điều này có thể gây cho các động vật cảm thấy bị đe dọa, và sẽ đến lúc đẩy chúng trở nên tức giận hoặc thù địch.

Bạn cũng đừng quên, dạy cho trẻ rằng nếu con chó ngửi bàn tay của mình, điều này sẽ là một tín hiệu cho trẻ biết để bắt đầu vỗ con chó. Nếu con chó quay lưng đi, con bạn nên biết rằng những con chó đó có thể không được thân thiện và trẻ không nên cố gắng vỗ về nó.

Con bạn cũng nên biết rằng không bao giờ nên tiếp cận một con chó lúc đang ăn hay ngủ, hoặc đó là một con chó gầm gừ hay đang quay lưng.

Ngay cả những con chó được huấn luyện tốt cũng có thể trở thành khó chịu nếu nó đang bị đe dọa do đó hãy chắc chắn rằng con bạn không bao giờ kéo đuôi chúng. Bạn phải cảnh báo con bạn để giảm thiểu tiếng la hét như là những hành động này có thể gây bột phát tính hung dữ của các con vật.

Tách riêng chó và trẻ em khi không có người lớn bên cạnh

Không quan trọng kích cỡ của chú chó hoặc đứa trẻ như thế nào, trẻ luôn luôn có nguy cơ bị chó cắn hoặc tấn công. Trẻ em thường bị chú chó trong gia đình hoặc một chú chó của một ai đó mà trẻ biết cắn. Điều này thường xuyên xảy ra trong hoặc xung quanh nhà bạn. Những đứa trẻ đến chơi nhà bạn cũng có thể gặp rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro, hãy luôn luôn chủ động giám sát khi trẻ ở gần chó. 

Nếu bạn không thể quan sát trẻ và thú nuôi, hãy đảm bảo đã tách riêng rẽ trẻ và thú nuôi. Nếu bạn đang tách một chú chó khỏi trẻ, hãy để cho chú chó chơi đồ chơi để chúng cảm thấy vui vẻ.

Theo BS Nguyễn Thị Tiến (Phòng khám thú y Happy Pet): Đối với những gia đình thích nuôi chó, chó mới mua về nên được rèn luyện một cách nghiêm khắc, khi thấy chó có biểu hiện muốn cắn người, không được tiếp tục đùa giỡn, tốt nhất không nên đùa giỡn với chó để tránh những hành động bắt chước. Ngoài ra, gia đình có thể nghiên cứu thêm các cuốn sách dạy nuôi chó, huấn luyện chó để có những biện pháp hợp lý, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ nhỏ.


Theo B.T - Lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X