Hotline 24/7
08983-08983

3 loại thức uống khiến hơi thở nặng mùi

Nếu bạn đang trò chuyện với bạn bè hay với những người đồng nghiệp mà nhận thấy những người này đang cố gắng nghiêng người ra xa khỏi bạn thì đây có thể là một tình huống khó xử. Hơi thở của bạn đang có mùi.

Chứng hôi miệng thường xuất phát từ một trong ba nguyên nhân sau: trào ngược acid từ dạ dày, hội chứng chảy dịch mũi sau từ đường dẫn khí và do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, hay VSC (Volatile Sulfure Compounds) ở trong miệng. Khoang miệng là nơi ở của một lượng lớn những loài vi khuẩn có trong thức ăn của bạn, và khi vi khuẩn tiêu hóa đồ ăn, chúng sẽ sản xuất ra những hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có mùi khó chịu, cũng là nguyên nhân của tình trạng hơi thở nặng mùi.

Một phần của hơi thở nặng mùi sẽ được hydrat hóa - nhưng không phải tất cả các loại đồ uống đều được tiêu thụ như nhau. Một số thức uống sẽ thức ăn cho các vi khuẩn để sản sinh ra VSC và làm nặng hơn tình trạng hôi miệng. Dưới đây là các loại thức uống có hại nhất cho hơi thở của bạn, và thêm một loại khiến cho hơi thở trở nên thơm tho.

Cà phê

Hàng triệu người có thể ưa thích loại đồ uống này nhưng cà phê cũng đi kèm một tác dụng phụ khác: hơi thở có mùi cà phê. Bản thân cà phê đã chứa hàm lượng cao lưu huỳnh do đó, cà phê sẽ góp phần làm hơi thở có mùi hôi.

Nếu bạn nghĩ rằng việc hoán đổi cà phê bằng trà thì bạn nên suy nghĩ lại. Quá nhiều caffeine có thể gây khô miệng và làm tăng mùi hôi bởi vì nước bọt giúp rửa trôi vi khuẩn và những vụn thức ăn, nguyên nhân của chứng hôi miệng.

Rượu

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Microbiome vào tháng Tư năm 2018, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hệ vi khuẩn trong các mẫu nước bọt của hơn 1000 tình nguyện viên khỏe mạnh ở độ tuổi từ 55 đến 84. Họ tìm thấy mật độ các vi khuẩn “có hại” liên quan tới bệnh viêm nướu - nguyên do của chứng hôi miệng - cao hơn ở những tình nguyện viên đã được báo cáo là có uống rượu.

Bên cạnh việc làm thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng, rượu đồng thời có thể kích hoạt tình trạng trào ngược, khiến cho acid dạ dày trào ngược lên cổ họng, và loại acid này lại rất nặng mùi.


Đồ uống có ga

Việc có acid trong nước giải khát và các loại rượu sâm panh có thể khiến cho chúng sủi bọt, nhưng acid là nguyên nhân chính của chứng hôi miệng. Các acid làm khoang miệng bị khô, khiến vi khuẩn và thức ăn đọng lại, và cuối cùng gây nên hơi thở nặng mùi.

Vậy uống gì để ngăn ngừa hơi thở nặng mùi?

Nước chính là lựa chọn tốt nhất của bạn. Bạn nên tập thói quen uống một ly nước sau mỗi bữa ăn vì việc này giúp rửa trôi những vụn thức ăn gây nên hơi thở nặng mùi.

Nước bọt chứa 99% là nước, vì vậy việc giữ cho cơ thể đủ nước giúp bạn tạo ra được nhiều nước bọt, giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Đồng thời nước cũng không có mùi và không cung cấp bất cứ thứ gì khiến vi khuẩn có thể tồn tại, điều này nghĩa là chúng sẽ không thể sản xuất ra những hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi có mùi. Khi bạn uống nước, nước sẽ làm sạch lưỡi của bạn, nơi mà vi khuẩn và các chất VSC mắc lại.

Nếu việc uống nước trở nên quá nhạt nhẽo đối với bạn, hãy cho thêm một chút lá bạc hà để gia tăng hương vị. Thậm chí để ngon hơn, bạn cũng nên làm một chút nước hoa quả bằng cách cắt một lát dưa hấu, cho vào một chiếc lọ đã chứa một ít húng quế rồi đổ đầy nước vào lọ và đặt lọ vào tủ lạnh trong vài giờ.

Theo CTV Tuệ Minh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X