Xây xẩm, chóng mặt: Trúng nắng hay triệu chứng cảnh báo trước cơn đột quỵ?
Nhận diện và phân biệt được triệu chứng của đột quỵ là một trong những bước quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tàn phế, tử vong khi không may mắc căn bệnh này. Song, trong mùa hè nắng gắt, với các biểu hiện xây xẩm, chóng mặt, làm sao để phân biệt rõ ràng đột quỵ hay trúng nắng? Câu hỏi này đã được TS.BS Trần Chí Cường - GĐ chuyên môn BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Nhận diện đúng đột quỵ - cuộc chạy đua với tử thần
- Thưa BS, trong mùa hè nắng gắt, rất khó để phân biệt đột quỵ và trúng nắng, vì các biểu hiện của người bệnh đều có xây xẩm, chóng mặt. Làm sao để phân biệt 2 tình trạng này ạ?
TS.BS Trần Chí Cường: Đột quỵ và say nắng (dân gian thường gọi trúng nắng) là tình trạng dễ nhầm lẫn, đặc biệt là khi vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao. Mặc dù có những triệu chứng tương tự, song giữa say nắng và đột quỵ vẫn có các biểu hiện điển hình để phân biệt.
Khi bị say nắng, người bệnh sẽ có biểu hiện toàn thân như đỏ bừng mặt, khát nước, đau đầu, chóng mặt. Nếu ở mức độ nặng mới xuất hiện các triệu chứng gần giống như đột quỵ như lú lẫn, nói năng lẫn lộn. Khi bị đột quỵ, ngoài các biểu hiện xây xẩm, chóng mặt, người bệnh thường sẽ có méo miệng, mất thị lực/nhìn mờ, yếu liệt tay/chân, nói ngọng/nói đớ/khó nói…
- Vậy có cách nào để nhận diện dấu hiệu đột quỵ rõ ràng hơn không, thưa BS?
TS.BS Trần Chí Cường: Để nhận diện dấu hiệu đột quỵ rõ ràng hơn có thể làm theo các bước sau:
1. Cho người bệnh giơ 2 tay ra phía trước để đánh giá lực tay có cân bằng hay không?
2. Cho bệnh nhân cười để kiểm tra khuôn mặt có bị lệch, có bị sụp mí ở một bên mặt hay không?
3. Cho bệnh nhân nói, để kiểm tra xem giọng nói có bất thường, có bị dính chữ, có bị nói ngọng hoặc không rõ chữ, nói khó hiểu không?
Khi bắt gặp một người có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, việc đầu tiên là liên hệ ngay đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu, can thiệp điều trị đột quỵ để tránh mất thời gian vàng (4,5 - 6 giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng) của người bệnh.
- Đối với bệnh đột quỵ, ai hay độ tuổi nào có nguy cơ mắc bệnh này ạ?
TS.BS Trần Chí Cường: Bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có khả năng bị đột quỵ. Trong đó, có một số nhóm người nguy cơ cao hơn, bao gồm: hàng đầu là người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid máu; hai là người thừa cân, béo phì; ba là gia đình từng có người bị đột quỵ; bốn là người lạm dụng thuốc lá, rượu bia; năm là người ít vận động, lối sống thụ động; sáu là người thường xuyên sử dụng đồ ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao; và người khi bước qua tuổi trung niên.
2. Phòng ngừa đột quỵ, tự tin làm chủ sức khỏe và tương tai
- Để phòng ngừa đột quỵ, những người có nguy cơ cần phải làm gì, thưa BS?
TS.BS Trần Chí Cường: Đột quỵ là hậu quả của tổng hòa nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Do đó, để phòng tránh đột quỵ, không có cách nào tốt hơn là mọi người phải chủ động quan tâm đến sức khỏe bằng cách:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ. Nếu có tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch cần tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tối thiểu 30 phút/ lần tập.
- Không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ; ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước. Tránh lạm dụng rượu bia, bỏ thuốc lá.
- Không thức khuya, ngủ đúng giờ - đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ. Cân bằng công việc và cuộc sống, tránh bị stress.
- Nhiều năm qua, Nattokinase trở thành xu hướng lựa chọn trong phòng ngừa đột quỵ. BS có thể chia sẻ rõ hơn về cách lựa chọn để sử dụng đúng sản phẩm an toàn và hiệu quả?
TS.BS Trần Chí Cường: Nattokinase là enzym hoạt huyết mạnh có trong một món ăn truyền thống của người Nhật có tên natto (đậu nành lên men). Hạt đậu nành được ủ ấm với Bacillus subtilius khi lên men tạo ra enzym nattokinase. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, Nattokinase giúp phòng ngừa và tiêu huyết khối, cũng như có khả năng làm giảm huyết áp.
Tuy vậy, khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm có Nattokinase, cần lưu ý các điểm chính, một là phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; hai là được chứng nhận từ hiệp hội uy tín trên thế giới, kiểm định nguồn nattoenzym chất lượng (điển hình như dấu mộc JNKA từ Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản - nơi quản lý 90% nattokinase trên toàn cầu); ba là nguyên liệu tinh khiết; bốn là sản phẩm từ công ty dược uy tín.
Bởi vì việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể gặp phải các vấn đề như hoạt tính Nattokinase thấp, hàm lượng Nattokinase không đạt chuẩn, hiệu quả phá tan cục máu đông của Nattokinase không cao, chứa tạp chất quá quy định như vitamin K2 gây đông máu, purine ảnh hưởng đến người bệnh gout, isoflavone tác động đến nội tiết tố… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình