Hotline 24/7
08983-08983

Việt Nam, cứ trong 100 người sẽ có 20 người bị bệnh dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh đặt ra nhiều thách thức cho y học. Tại Việt Nam, cứ trong 100 người sẽ có 20 người bị bệnh dị ứng, đặc biệt đến 80% các trường hợp khởi phát trước tuổi 20, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, học tập và giảm năng suất làm việc.

Thông tin này được cung cấp trong bài báo cáo của TS.BS Nguyễn Ngọc Minh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại chương trình đào tạo y khoa liên tục trực tuyến với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý bệnh viêm mũi dị ứng - Từ thách thức đến giải pháp” do Liên chi hội Tai Mũi Họng TPHCM cùng Nhãn hàng Telfor - DHG Pharma, AloBacsi tổ chức.

1. Viêm mũi dị ứng “ngốn” 2-4 tỷ đô hàng năm, chỉ tính riêng cho năng suất lao động

Mở đầu bài báo cáo, TS.BS Nguyễn Ngọc Minh nhấn mạnh, viêm mũi dị ứng (hay còn gọi là viêm mũi xoang dị ứng) không phải cảm lạnh và cũng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông. Bệnh viêm mũi dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây truyền từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh. Đây là một trong những vấn đề cần hiểu rõ về viêm mũi dị ứng để tránh nhầm lẫn.

Cho đến nay, dù y học phát triển, song viêm mũi dị ứng vẫn còn là một thách thức bởi nhiều lý do. Trong đó, một vấn đề đáng quan tâm là, Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc bệnh dị ứng, nghĩa là cứ trong 100 người sẽ có 20 người. Bệnh thường bắt đầu trước tuổi 20 (80% trường hợp), tuổi khởi phát trung bình từ 8-11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12-15 tuổi, tần suất xuất hiện bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn.

Không chỉ tại Việt Nam, theo một thống kê của Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI), bệnh dị ứng cũng ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người sống ở Hoa Kỳ. Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay và là bệnh mãn tính phổ biến thứ năm ở Hoa Kỳ nói chung. Chất gây dị ứng qua đường hô hấp cho đến nay là loại phổ biến nhất. Hay tại Ba Lan, căn bệnh này cũng trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng khi có khoảng 9 triệu người bị ảnh hưởng bởi các dạng viêm mũi dị ứng khác nhau.

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch -chuyên gia mang đến chương trình một chủ đề báo cáo hấp dẫn

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh dẫn chứng một con số khác cho thấy mức độ ảnh hưởng, Tổ chức Dị ứng Thế giới - WHO ước tính rằng bệnh hen suyễn có hay không có viêm mũi xoang dị ứng đi kèm là nguyên nhân gây ra 250.000 ca tử vong hàng năm. Trong khi đó, những trường hợp tử vong này có thể tránh được nếu được chăm sóc dị ứng thích hợp, vì bệnh hen suyễn được coi là một giai đoạn của bệnh dị ứng.

Viêm mũi dị ứng không chỉ gây ra sức ảnh hưởng đến y tế mà còn tạo ra gánh nặng cho người bệnh và gia đình. Bệnh tái phát nhiều lần và diễn biến nặng thêm nếu không điều trị đúng mức, làm giảm chất lượng cuộc sống, mất việc làm và nghỉ học, gây ra khoảng từ 2 đến 4 tỷ đô la cho năng suất bị mất hàng năm.

Một thách thức khác được chuyên gia nêu bật trong bài báo cáo, đó là hiệu quả các phương án chẩn đoán và quản lý khác nhau không đồng bộ. Dù có nhiều xét nghiệm chẩn đoán và phương pháp điều trị được sử dụng để kiểm soát bệnh này, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt đáng kể trong hiệu quả quản lý viêm mũi xoang dị ứng. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo chẩn đoán đúng và kịp thời, đồng thời thực hiện xử trí thích hợp dựa trên các hướng dẫn quốc tế hoặc quốc gia mới nhất.

2. Các nguyên nhân, yếu tố thuận lợi gây viêm mũi dị ứng

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh cho rằng, ngoài nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng là cơ địa nhạy cảm tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh có nguy cơ cao khi mất cân bằng dị ứng. Các yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng này bao gồm: yếu tố tinh thần (căng thẳng, stress), rối loạn nội tiết (phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai); ô nhiễm môi trường; yếu tố khí hậu (độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các ion trong khí quyển...), lối sống (thiếu vận động, béo phì, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng, ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá…), nhiễm virus và vi khuẩn.

Bên cạnh đó, một người sẽ có khả năng bị viêm mũi dị ứng nếu tiền sử dị ứng trong gia đình đã có người mắc bệnh này, hay bệnh hen suyễn, chàm da, nhức nửa đầu (migrain) cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng. Một số yếu tố bên ngoài cũng có thể kích hoạt hoặc làm xấu đi tình trạng bệnh viêm mũi di ứng, bao gồm khói thuốc lá, bia rượu, hóa chất, nhiệt độ lạnh, ddộ ẩm, gió, ô nhiễm không khí, keo xịt tóc, nước hoa, bụi gỗ, khói bụi…

“Chúng ta sẽ chẩn đoán được viêm mũi dị ứng khi nắm được tiền sử và triệu chứng liên quan với nguyên nhân dị ứng và có triệu chứng điển hình như chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, niêm mạc mũi đổi màu nhợt nhạt, mắt đỏ và chảy nước mắt.

Trong trường hợp bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng về viêm mũi dị ứng không đáp ứng với điều trị hoặc khi chẩn đoán là không chắc chắn, hoặc khi cần có kiến ​​thức về chất gây dị ứng cụ thể để điều trị mục tiêu cần phải giải thích và cho làm xét nghiệm dị ứng.

Khám tầm soát nguyên nhân gây dị ứng kết hợp xét nghiệm dị nguyên là biện pháp giúp phát hiện nhanh nhất để điều trị kịp thời hay có kế hoạch phòng tránh, kiểm soát phù hợp để khắc phục vấn đề dị ứng cho bệnh nhân. Đồng thời, cần ghi nhận các bệnh lý liên quan như hen suyễn, mề đay, viêm da dị ứng, chàm, tắc nghẽn đường thở khi ngủ, viêm kết mạc và viêm tai giữa” - TS.BS Nguyễn Ngọc Minh nói.

Chuyên gia thông tin, hiện có rất nhiều loại thử nghiệm để chẩn đoán dị ứng như test lẩy da, xét nghiệm đồng vị phóng xạ, xét nghiệm máu định lượng các IgE đặc hiệu, test huyết thanh, test tìm thuốc gây dị ứng. Trong đó, xét nghiệm máu định lượng các IgE đặc hiệu được thực hiện như một xét nghiệm sàng lọc ban đầu để tìm dị ứng. Xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi ăn uống nên người bệnh có đến kiểm tra bất kỳ lúc nào.

Lưu ý, đối với một số thử nghiệm, bệnh nhân cần phải ngưng sử dụng thuốc trước khi bắt đầu. Điển hình, bệnh nhân phải ngưng dùng thuốc kháng histamine ít nhất là 5 ngày trước khi tiến hành test lẩy da. Bệnh nhân test huyết thanh, ngưng thuốc kháng histamine H1 ít nhất 3 ngày. Test tìm thuốc gây dị ứng, bệnh nhân ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 5 ngày, ngưng corticoid đường uống (liều cao, kéo dài) ít nhất là 1 tuần, ngưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng ít nhất 5 ngày và ngưng beta-blocker và thuốc ức chế men chuyển ít nhất 1 ngày.

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh nhấn mạnh, nếu kết quả cho ra âm tính, tức là người bệnh không có dị ứng với mẫu dị nguyên có sẵn. Nếu kết quả dương tính có thể ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng; hoặc người bệnh có dị ứng với một hoặc nhiều dị nguyên. Tuy vậy, sau khi có kết quả âm tính không có nghĩa là người bệnh không mắc bệnh dị ứng mà là không dị ứng với các mẫu dị nguyên có sẵn. Có thể người bệnh dị ứng với loại kháng nguyên khác cần được xác định qua thăm khám của bác sĩ và thực hiện thêm xét nghiệm khác.

3. Fexofenadine sử dụng cho mọi giai đoạn, mọi mức độ bệnh trong điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có hai mức độ là nhẹ và trung bình-nặng. Trong đó, viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện các bệnh lý đi kèm với chứng bệnh viêm mũi dị ứng như viêm mũi xoang, hen phế quản hay hen suyễn. Còn mức độ trung bình và nặng, bệnh nhân thường kèm theo các biểu hiện của một số bệnh lý kể trên có thể làm tăng nặng tình trạng của bệnh, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng vì chúng làm tắc nghẽn đường thở.

Bên cạnh đó, đối với mức độ nhẹ, thời gian mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường kéo dài khoảng dưới 4 ngày/ tuần và kéo dài dưới 4 tuần. Ngược lại, viêm mũi dị ứng trung bình và nặng, thời gian viêm mũi dị ứng thường kéo dài khoảng tên 4 ngày/ tuần và trên 4 tuần. Đối với những bệnh nhân này, biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi… trở nên nghiêm trọng hơn.

Về thể bệnh, viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại, một là thể bệnh có chu kỳ (thường xảy ra đột ngột về đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng, bệnh kéo dài trong vài ngày đến một tuần rồi tự biến mất) và hai là thể bệnh không có chu kỳ (hay gặp nhất, bệnh nhân thường bị sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, giảm đi trong ngày, tái phát khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi).

Chuyên gia đề nghị, khi thầy thuốc biết dị nguyên, nắm được bệnh trạng, tiền sử thì phải hành động ngay, cần lập kế hoạch quản lý viêm mũi dị ứng. Mục đích là để nâng cao trình độ chẩn đoán cho tất cả các bác sĩ, cũng như việc chăm sóc bệnh nhân tốt nhất, cần thúc đẩy chẩn đoán và điều trị hiệu quả, đồng thời giảm các biến chứng có hại.

Trong kế hoạch quản lý, TS.BS Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ kinh nghiệm, cần có bác sĩ phụ trách là chuyên gia tai mũi họng và nhóm quản lý (gồm có bác sĩ y học gia đình và nhi khoa). Ngoài ra, cần phải có phần mềm quản lý gồm hồ sơ án, tiền sử bản thân và gia đình, thử nghiệm chẩn đoán dị ứng, các xét nghiệm nội soi và hình ảnh học.

Hồ sơ điện tử theo dõi diễn biến dị ứng sau điều trị nội khoa (thuốc uống, thuốc xịt, thuốc đặt tại chỗ), thủ thuật, phẫu thuật mỗi đợt điều trị, tái khám mỗi tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, sau 1 năm. Cuối cùng phải có phương tiện liên lạc (email, Zalo, điện thoại) giữa bệnh nhân và thân nhân. “Trong kế hoạch đó, chúng ta sẽ có tổng kết, báo cáo và đánh giá từng giai đoạn” TS.BS Nguyễn Ngọc Minh khuyến nghị.

Chương trình là cơ hội để bác sĩ dược sĩ và cán bộ y tế sẽ cùng nhau gặp gỡ, giao lưu với ban tư vấn và các báo cáo viên giàu kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng về đề tài viêm mũi dị ứng

Trong bài báo cáo, chuyên gia cũng đúc kết và nhấn mạnh các khuyến cáo của nhiều tổ chức trên thế giới trong điều trị viêm mũi dị ứng. Theo đó, ông cho rằng, điều trị viêm mũi dị ứng nên là hình thức phối hợp, không phải đơn liệu pháp. Đặc biệt là cần kết hợp 4 phương thức cơ bản đồng thời, đó là giáo dục bệnh nhân (ở trẻ em cũng như người chăm sóc của họ), tránh các chất gây dị ứng và kích thích, dược liệu pháp (tất cả các lựa chọn điều trị), liệu pháp miễn dịch dị ứng (tại chỗ, toàn thân, dưới lưỡi hoặc dưới da…).

Mặt khác, ba nguyên tắc hành động trong điều trị viêm mũi dị ứng cũng được chuyên gia đề cập. Thứ nhất, nên dùng steroid qua đường mũi cho những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng viêm mũi dị ứng có các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

Thứ hai, các bác sĩ lâm sàng khuyên dùng thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai như Fexofenadine (Telfor)/ hoặc an thần bằng đường uống cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng và các triệu chứng ban đầu hắt hơi và ngứa mũi, vì có những ưu thế so với những loại thuốc kháng histamine khác, chẳng hạn như không gây chóng mặt, buồn ngủ, không có nhiều tác dụng phụ.

“Thực tế, hầu hết các phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay, thuốc kháng histamine đường uống được sử dụng xuyên suốt trên các thể bệnh và trong tất cả các giai đoạn. Vì vậy, nên ưu tiên hàng đầu loại ít gây buồn ngủ như kháng histamine thế hệ 2 Fexofenadin (Telfor). Chúng ta chỉ sử dụng corticoid đường uống ở giai đoạn nặng, đừng cố gắng sử dụng ngay từ giai đoạn đầu, gây tác hại lâu dài hơn” - TS.BS Nguyễn Ngọc Minh đề nghị.

Thứ ba, áp dụng liệu pháp miễn dịch (ngậm dưới lưỡi hoặc dưới da) cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng không đáp ứng điều trị thuốc có hoặc không có các biện pháp kiểm soát môi trường.

Các bậc trong phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng đều có sự hiện diện của thuốc kháng histamine thế hệ 2

Bên cạnh việc điều trị, phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cũng rất quan trọng. Muốn phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các dị nguyên gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất… Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ...

Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt. Đồng thời cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể yếu đuối, kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết. Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.

Cuối cùng, TS.BS Nguyễn Ngọc Minh đưa ra kết luận và đặc biệt nhấn mạnh, thuốc điều trị xuyên suốt bệnh viêm mũi dị ứng là kháng dị ứng thế hệ thứ 2 đó là Fexofenadine, ở Việt Nam đại diện là viên uống Telfor 60, 120, 180. Thuốc được chỉ định trong tất cả các thể bệnh viêm mũi dị ứng ở mọi giai đoạn và mọi mức độ bệnh. Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khác.

Chương trình đào tạo y khoa liên tục kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, trong đó, các chuyên gia đã giải đáp nhiều câu hỏi thú vị xung quanh các vấn đề như: chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả trong trường hợp có bệnh lý đi kèm và thường xuyên tái phát; điều trị viêm mũi dị ứng trên phụ nữ mang thai; tính hiệu quả của Fexofenadin có thay đổi giữa những thể bệnh của viêm mũi dị ứng; người cao tuổi, bệnh nhân gan, thận có cần giảm liều histamine... Để theo dõi đầy đủ nội dung chương trình, mời quý bác sĩ, dược sĩ truy cập TẠI ĐÂY.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X