Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao cần phải chích vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau sinh?

BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực LCH Truyền nhiễm TPHCM cho biết, phải chích, cần chích vắc xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ ngay sau sinh, sau đó, tiêm nhắc lại 3 mũi vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và thứ 4 sau sinh, để đảm bảo đủ kháng thể, chống lây nhiễm bệnh cho trẻ.

1. Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm gan B nếu người mẹ mắc bệnh này

Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B, nguyên nhân do đâu?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trẻ sơ sinh chưa bị mắc viêm gan B, nhưng sẽ mắc nếu người mẹ bị viêm gan B hoặc mẹ không rõ trong cơ thể có viêm gan B tiềm tàng, đứa trẻ đó rất dễ mắc bệnh này.

2. Duy trì tiêm ngừa viêm gan B cho cộng đồng trong 20 năm để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh

Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ ngay sau sinh đóng vai trò như thế nào trong vấn đề này? Các quốc gia trên thế giới có tiêm viêm gan B cho trẻ ngay khi sinh ra không, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Đa số các nước có tỷ lệ viêm gan B trong cộng đồng cao, cần thực hiện tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Muốn tiêm viêm gan B trong cộng đồng ở một quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, để giảm xuống như những nước tiên tiến, được tính khoảng dưới 1%. Vì vậy, phải tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh đúng lịch trong vòng 20 năm.

Việc nhiễm viêm gan B ở trẻ em đa số do lây nhiễm từ mẹ hoặc trong gia đình, còn người lớn lây nhiễm từ các nguồn khác. Vấn đề tiêm ngừa viêm gan B vô cùng quan trọng, đặc biệt là những quốc gia như Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B còn cao. Để giảm tỷ lệ này, phải tiêm ngừa viêm gan B duy trì đều đặn cho cộng đồng trong 20 năm.

3. Trẻ phải được tiêm viêm gan B trong 24 tiếng sau sinh

Hiện nay, việc tiêm ngừa viêm gan B được thực hiện trên tất cả trẻ sơ sinh hay chỉ những trường hợp có nguy cơ nhiễm viêm gan B từ mẹ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Tất cả các trẻ được sinh ra phải được tiêm viêm gan B trong vòng 24 tiếng, ngoại trừ trường hợp trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh, quá thấp cân, có thể hoãn việc tiêm ngừa. Sau đó, khi tình trạng ổn định, trẻ cần được tiêm viêm gan B, đặc biệt, đối với người mẹ bị viêm gan B, ngoài việc tiêm ngừa, bác sĩ sẽ tiêm thêm huyết thanh để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con.

4. Vắc xin viêm gan B chỉ là kháng nguyên, không phải virus gây bệnh cho trẻ

Tính hiệu quả và an toàn của vắc xin viêm gan B, đặc biệt là với trẻ sơ sinh như thế nào, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trẻ sơ sinh khi mới sinh ra sẽ được chích 2 mũi: lao và viêm gan B. Tuy nhiên, tình hình hiện nay, trẻ sẽ được chích viêm gan B ngay sau sinh, còn với mũi ngừa lao sẽ có lịch chích sau.

Trong lịch sử của Việt Nam, việc chích viêm gan B và lao ngay sau sinh đã diễn ra từ rất lâu, đây là chỉ định an toàn, đã được thực hành, 2 loại vắc xin này không phải virus mà là một loại kháng nguyên tạo ra kháng thể, không gây bệnh cho trẻ.

5. Tiêm vắc xin viêm gan B không có tác dụng phụ đặc biệt

Thông tin vắc xin viêm gan B gây tác dụng phụ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, e ngại khi tiêm cho con, vậy các vấn đề sau khi tiêm vắc xin xảy ra trên trẻ em có phổ biến? Các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin viêm gan B là gì và bao lâu sẽ biến mất?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Vắc xin viêm gan B giống tất cả các loại vắc xin khác, làm đỏ ở vị trí chích, hơi sốt nhẹ, một số trẻ không sốt, ngoài ra, không có tác dụng phụ đặc biệt, tỷ lệ tác dụng phụ phải bàn đến rất hiếm.

Do đó, cha mẹ không cần quan ngại vấn đề tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh, các sự cố xảy ra, khi phân tích, kết quả không liên quan đến vắc xin mà do các bệnh lý khác.

6. Báo bác sĩ ngay khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường

Đâu là những dấu hiệu đáng đo sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để kiểm tra, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường, trẻ được chích vắc xin viêm gan B trong 24 tiếng ngay sau sinh, do đó, các bé vẫn đang nằm trong bệnh viện.

Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường như: tím tái, bỏ bú, quấy khóc liên tục, vàng da… hãy báo ngay cho bác sĩ. Bởi vì, vắc xin viêm gan B không gây ra các triệu chứng trên, có thể do các bệnh lý khác, vì vậy, khi các hiện tượng này xuất hiện ở trẻ sơ sinh, phải báo bác sĩ ngay do trẻ có khả năng bị bệnh nặng.

7. Phác đồ tiêm viêm gan B ở trẻ có mẹ mắc bệnh này với trẻ bình thường khác nhau ra sao?

Phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B của một trẻ mới sinh hoàn toàn khỏe mạnh và một trẻ sinh từ người mẹ mắc viêm gan B khác nhau thế nào?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Người mẹ bị viêm gan siêu vi B mang viêm gan B có phác đồ tiêm ngừa rất khác so với các mẹ bình thường.

Thứ nhất, phải phát hiện sớm tình trạng bệnh của người mẹ, cho uống thuốc, tiếp tục xét nghiệm để kiểm tra, yêu cầu kết quả nồng độ viêm gan B ở người mẹ phải giảm xuống thấp nhất có thể.

Sau đó, trẻ sẽ được tiêm huyết thanh, vắc xin viêm gan B. Còn ở các trẻ mẹ không xét nghiệm được hoặc không bị viêm gan, chỉ gần chích vắc xin.

8. Trẻ sơ sinh được chích 1 mũi trong 24 giờ sau sinh và tiêm nhắc lại sau 2 tháng

Thời điểm tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tốt nhất là khi nào? Vì sao tiêm vắc xin viêm gan B cần thực hiện ngay sau khi sinh như vậy, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thời điểm tiêm vắc xin viêm gan B tốt nhất cho trẻ sơ sinh là 24 giờ đầu ngay sau sinh, sau đó, cách 2 tháng sau sinh, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại.

Khi tuân thủ phác đồ này, nồng độ kháng thể sẽ đảm bảo cho trẻ không bị lây trong 1 năm đầu tiên, đó là điều quan trọng, bởi vì trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên, hàng rào da rất dễ bị nhiễm từ người khác, đây là lý do trẻ phải chích sớm.

9. Lịch tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Kháng thể của vắc xin viêm gan B có hiệu lực bao lâu, độ tuổi nào trẻ cần phải tiêm nhắc lại, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Vắc xin khác kháng thể. Trong đó, kháng thể giúp kháng viêm gan siêu vi B của người mẹ, chặn ngay các tác nhân gây bệnh có thể xâm lấn vào đứa bé, do đó, cần chích liền nếu người mẹ có mắc bệnh.

Còn vắc xin cần chích ngay trong vòng 24 giờ sau sinh, sau đó, chích nhắc lại 3 mũi vào tháng thứ nhất (1,5 - 2 tháng), tháng thứ 3tháng thứ 4 sau sinh, như vậy, trẻ sẽ có miễn dịch.

10. Tại Việt Nam, cứ 1000 trẻ sinh ra, có 18 trẻ tử vong không có bất kỳ tác động nào

Các câu chuyện đau lòng, trẻ tử vong ngay sau tiêm vắc xin đều là những vấn đề không mong muốn, nhưng đó luôn là mồi lửa khiến nhiều cuộc tranh cãi nảy ra, nhờ BS đưa ra lời khuyên về vấn đề tiêm vắc xin nói chung, tiêm vắc xin viêm gan B nói riêng, để các bậc phụ huynh an tâm hơn khi cho con em tiêm vắc xin, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Đây là vấn đề không chỉ có ở Việt Nam, cả thế giới đã tổng kết như sau: nếu 1000 trẻ sinh ra được sống, không có tác động, sẽ có một số trẻ tự chết trong độ tuổi sơ sinh, chu sinh hoặc lớn hơn.

Theo đó, thống kê tại Việt Nam, cứ 1000 trẻ sẽ có 18 trẻ tử vong do dị tật, các bệnh bẩm sinh, bệnh chuyển hoá, nhiễm trùng.... Các nước điều kiện thấp hơn, trong 1000 trẻ sẽ có khoảng 70 trẻ tử vong.

Vì vậy, nếu không chích ngừa, bệnh sẽ diễn tiến nặng dẫn tới hậu quả tử vong ở trẻ. Do đó, những trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh đều cho rằng nguyên nhân do vắc xin gây ra, tuy nhiên, kết quả chính xác cần dựa vào việc xét nghiệm để chứng minh.

Vắc xin được đưa ra thị trường từ rất lâu, nhiều người được chích, vì vậy, việc phải giải thích hoặc nghe một số câu chuyện đáng tiếc xảy ra, cơ hội cho những anti vắc xin bàn luận là vấn đề bình thường.

Phụ huynh cần hiểu, với các bệnh trẻ mắc phải, không cần tiêm vắc xin, tình trạng của trẻ đã ở mức độ nặng ngay khi sinh hoặc 2-3 ngày sau sinh. Nếu không có tác động của vắc xin, trẻ cũng có thể tử vong do các bệnh lý trẻ mắc trước đó diễn tiến nặng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X