Vì sao bạn cần chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sau tuổi 25?
Đột quỵ là căn bệnh không đợi tuổi và cũng không “nương tay” với bất kỳ ai. Chủ động phòng ngừa đột quỵ nên là một hành trình dài và đây được xem như cuộc đầu tư có lãi nhất cho sức khỏe. Vậy làm sao để bạn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả ngay từ khi còn trẻ?
1. Vì sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?
- Thưa BS, độ tuổi đột quỵ đã dịch chuyển dần về người trẻ như thế nào ạ?
Đột quỵ gia tăng theo độ tuổi. Trước đây, căn bệnh này thường “dòm ngó” người trung niên (trên 45 tuổi), người cao tuổi (trên 65). Tuy nhiên, hiện nay người đột quỵ ngày càng trẻ hóa.
Theo thống kê, có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra trên những người trẻ tuổi. Nghiên cứu trên tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM) năm 2018, được Hội Đột quỵ thế giới dẫn lại cũng cho thấy, cứ 4 người trên 25 tuổi thì có một người sẽ bị đột quỵ trong đời.
Đáng chú ý, trong vòng 12 năm qua, các ca đột quỵ não ở người trẻ đã tăng gần 50%. Trong 6,5 triệu trường hợp tử vong do đột quỵ mỗi năm, có khoảng 6% người ở độ tuổi trẻ dưới 45 tuổi.
- Lý do nào khiến người trẻ ngày càng đến gần với đột quỵ như vậy, thưa BS?
Áp lực công việc, mất ngủ, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, chế độ ăn uống và vận động thiếu khoa học… là một phần quan trọng trong nguyên nhân dẫn đến đột quỵ xảy ra trên người trẻ tuổi. Song song đó, người trẻ cũng “cậy” có sức khỏe, ăn nhiều chất béo bão hòa, ít vận động, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá. Những tình trạng này khởi nguồn cho hàng loạt bệnh lý mạn tính không lây nổi trội dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...
Một nghiên cứu tại châu Âu trên 3.944 bệnh nhân trẻ tuổi đột quỵ ghi nhận có 49% nghiện hút thuốc lá, 46% có rối loạn mỡ máu, 36% có tăng huyết áp. Trong khi đó, đái tháo đường liên quan hạn chế với người trẻ tuổi đột quỵ hơn có lẽ vì bệnh chưa đủ thời gian gây tổn hại cơ quan đích.
Một số yếu tố nguy cơ khác chỉ gặp hoặc gặp ưu thế ở người trẻ là mang thai, uống thuốc tránh thai, nghiện rượu, ma túy, đặc biệt là béo phì. Các nghiên cứu cho thấy người trên 60 tuổi có tỷ lệ béo phì khoảng 6%, nhưng con số này ở người dưới 40 tuổi là 12%. Đây thực sự là mối đe dọa rất lớn.
2. Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
- Vì sao chúng ta cần chủ động phòng ngừa đột quỵ ngay từ khi còn trẻ, thưa BS?
Chăm sóc sức khỏe là một hành trình, không phải ngày một - ngày hai mà có được. Và đây cũng là cuộc đầu tư sinh lời nhất của cuộc đời. Bởi chúng ta biết rằng, chiếc giường đắt nhất là chiếc giường bệnh. Đặc biệt là với đột quỵ, chỉ cần lơ là có thể cướp đi sự tự do, sinh mạng trong tích tắc. Nếu không chủ động phòng ngừa từ tuổi đôi mươi, nguy cơ đột quỵ tích lũy theo thời gian và ập đến khiến chúng ta trở tay không kịp.
Để phòng ngừa đột quỵ, người trẻ cần thiết lập một môi trường sống thoải mái về tinh thần lẫn thể chất, chế độ ăn uống khoa học như giảm mặn, giảm tinh bột, giảm béo, tăng cường rau xanh và trái cây. Ngoài ra, cần duy trì tập luyện thể dục thể thao, bỏ hẳn thuốc lá, hạn chế rượu bia, không sử dụng ma túy. Đồng thời, cần nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Vậy việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ ở người trẻ nên thực hiện sao cho đúng, thưa BS?
Mỗi người chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm/ lần. Hiện nay, tầm soát đột quỵ là nhu cầu tất yếu khi căn bệnh này càng được quan tâm trong cộng đồng. Song, điều này chỉ nên thực hiện ở người trên 50 tuổi hoặc trẻ hơn nếu đang có các yếu tố nguy cơ kèm theo.
Việc thăm khám này sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ của đột quỵ mà chưa tìm thấy trước đó như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn các giải pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Lưu ý, chụp MRI sọ não nên thực hiện trên nhóm nguy cơ cao, không cần áp dụng sàng lọc rộng rãi, nhất là trên những người trẻ tuổi. Tương tự, xét nghiệm gene sàng lọc đột quỵ có chi phí lớn nhưng hiệu quả chưa được chứng minh. Những thông tin này cần được nhắc nhớ trong cộng đồng để thực hiện đúng - đủ, tránh tốn kém.
- Ai nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ, thưa BS? Lựa chọn sản phẩm chứa Nattokinase phòng ngừa đột quỵ cần chú ý những gì?
Với bất kỳ độ tuổi nào, điều quan trọng nhất trong phòng ngừa là thay đổi lối sống lành mạnh, kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ. Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ cũng cần thiết, nhất là trên người có yếu tố cao (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…).
Nattokinase là enzym chiết xuất từ đậu nành lên men được biết đến với công dụng làm tan các sợi tơ huyết quấn dính bất thường cũng như các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch máu - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, đồng thời cũng có khả năng làm giảm huyết áp. Tuyvậy, cần lưu ý, khi lựa chọn sản phẩm chứa nattokinase cần được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản chứng nhận bằng dấu mộc JNKA, như vậy mới đảm bảo kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.
Xin cảm ơn BS!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình