U tuyến giáp có nhất thiết phải mổ?
Trước thông tin bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm ung thư tuyến giáp, nhiều người cho rằng u tuyến giáp không nhất thiết phải mổ và cắt bỏ. Liệu điều này có xác đáng.
Bệnh tuyến giáp - bệnh thường gặp ở phụ nữ
Vào ngày 28/12/2011, phát ngôn viên chính phủ Argentina đưa ra một tin buồn về nữ tổng thống đương nhiệm vào thời gian đó - bà Cristina Fernandez de Kirchner. Vị đại diện này cho biết, nữ tổng thống bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp và sẽ chính thức trải qua một cuộc phẫu thuật vào ngày 4/1/2012. Theo đó, khối u thùy trái tuyến giáp của nữ tổng thống được phát hiện vào lần khám sức khỏe định kỳ diễn ra vào 6 ngày trước.
Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công. Tuy nhiên, niềm vui của nữ tổng thống cũng như toàn dân Argentina chưa kịp lắng xuống thì 3 ngày sau, người đại diện của nữ tổng thống cho biết, khối u được lấy ra từ tuyến giáp của bà Cristina không hề bị ung thư. Vậy là dù không bị ung thư nhưng việc cắt bỏ khối u tuyến giáp sẽ khiến nữ tổng thống phải sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong suốt phần đời còn lại của mình.
Có thể nói, với những trường hợp bị u tuyến giáp nói chung trên thế giới hiện nay đều phải có quy trình khám - mổ lấy khối u dựa trên chẩn đoán. Nhưng nếu không bị ung thư tuyến giáp mà phải cắt bỏ khối u, thậm chí trải qua quá trình xạ trị tốn kém cả về thể chất lẫn tinh thần là điều có nên hay không? Đây là điều khiến nhiều người bị u tuyến giáp vô cùng hoang mang.
Tại Bệnh viện K (1976 - 1985), có 214 trường hợp ung thư giáp trong đó phụ nữ chiếm 72%. Tại Trung tâm Ung bướu TPHCM (1990 - 1992) ung thư giáp chiếm 1,4% trong số các trường hợp ung thư.
Trên tạp chí Ung thư (Cancer), theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2016 có khoảng 62.450 trường hợp ung thư tuyến giáp mới mắc (trong đó 49.350 phụ nữ, và 19.950 nam giới); 1.980 ca tử vong do ung thư tuyến giáp (trong đó có 1.070 phụ nữ và 910 nam giới).
U tuyến giáp - dù là u lành cũng phải mổ và cắt bỏ
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Bảo (Bác sĩ cao cấp - Trưởng khoa ngoại đầu mặt cổ, Bệnh viện K) khẳng định, đã là u tuyến giáp nhất định phải mổ nên không vì những thông tin nêu trên mà bệnh nhân hoang mang, lo lắng hao tiền tốn của.
Theo bác sĩ, u tuyến giáp có hai loại: thể đặc và thể nang nước. Đối với thể nang nước, bác sĩ có thể giữ nguyên và theo dõi tiếp tình hình biến chuyển của khối u. “Một khi bạn có u tuyến giáp, bắt buộc bạn phải mổ, đặc biệt là u thể đặc. Đối với những khối u tuyến giáp thể nang nước mà to quá thì cũng cần phải mổ. Đặc biệt lưu ý những khối u vừa nang vừa đặc thì càng phải mổ để xác định xem đó là u lành hay u dữ để có biện pháp điều trị kịp thời”, BS Bảo nói.
Vị trưởng khoa này cho rằng, thông tin về cựu tổng thống người Argentina hay bất cứ ai đã mổ tuyến giáp mới phát hiện không phải ung thư khiến nhiều người cho rằng không cần thiết phải cắt bỏ khối u là không đúng. Đây là thông tin chưa xác đáng nên bất cứ bệnh nhân nào có u tuyến giáp cũng không nên vì chưa hiểu rõ vấn đề mà từ chối làm phẫu thuật.
“Khi bác sĩ quyết định cắt u tuyến giáp cho bệnh nhân thì bệnh nhân cần phải nhớ trước đó có được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp không. Thêm nữa, đối với những trường hợp không bị chẩn đoán là ung thư tuyến giáp nhưng có u nang quá to thì bác sĩ cũng phải cắt hết. Lý do là nếu để lại, những u nang đó sẽ ngày càng phát triển, nên bác sĩ vẫn cắt bình thường, kể cả đó là u lành, sau đó dùng hormones thay thế”, BS Bảo khẳng định.
Theo vị trưởng khoa này, đây là chuyện hết sức bình thường nếu thực sự nang tuyến đã bị hỏng. Cụ thể là khi mổ khối u ra, có những nang tuyến hoạt động thì có thể để lại được nhưng cũng có những trường hợp bị thoái hóa hết cũng cần cắt hết, sau đó dùng hormones thay thế. Ông khẳng định, điều này không có gì là ghê gớm cả, kể cả đó là u lành.
“Có những người bị chỉ định ung thư và được tiến hành cắt bán phần (không cắt hết tuyến giáp) vì là bệnh nhân trẻ tuổi, có u nhỏ, phát hiện ở giai đoạn sớm. Không phải cứ là ung thư tuyến giáp thì mới cắt hoặc cứ là u lành sẽ được giữ lại. Tất nhiên là khối u lành không cần thiết phải cắt triệt để, không cần phải nhặt kỹ nhưng cũng có trường hợp u lành phải cắt hết sau đó dùng hormones thay thế vì tiện lợi hơn. Hoặc có những người không bị cắt hết vẫn phải dùng hormones vì nếu không sẽ bị suy giáp. Do đó, chúng ta cần phải nhấn mạnh một lần nữa, việc phẫu thuật u tuyến giáp khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư không có gì đáng ngạc nhiên cả. Bệnh nhân có u lành cũng có thể đã bị viêm giáp, hỏng hết cả 2 thùy rồi thì bác sĩ vẫn phải cắt hết tuyến giáp là điều bình thường”, BS Bảo giải thích.
Theo ông, đã là khối u tức là có sự phát triển không bình thường trên cơ thể nói chung, kể cả lành hay dữ thì đều không bình thường.
“Có điều, nếu là u lành thì có thể để lại để theo dõi. Nếu là u ác tính thì bệnh nhân nên được phẫu thuật. Đó là hai chỉ định rõ ràng về khối u. Còn thực tế đã là khối u đều cần phải mổ. Tất nhiên là những khối u nang tuyến giáp tương đối nhỏ, siêu âm thấy đây là u lành tính thì bác sĩ có thể để lại và theo dõi. Nhưng với những u lớn trên 3cm thì bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bỏ. Nếu để lại, khối u sẽ phát triển lên và nếu càng to lên sẽ gây hiện tượng chảy máu trong u, gây viêm các tuyến xung quanh, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ…”, BS Bảo nói.
Vị trưởng khoa này cũng cho rằng, bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp như vậy, tránh gây hiểu nhầm cho người bệnh.
Chỉ có những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp mới phải xạ trị (tức là sau khi cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ, nạo vét hạch nếu có). Một số trường hợp bệnh nhân bị basedow - cường phát tuyến giáp cũng phải dùng đến xạ trị.
“Tùy từng chỉ định mổ, chúng tôi vẫn cắt hết kể cả u lành vì để lại cũng không giải quyết được gì cả. Hơn nữa, việc để lại cũng phải dùng thuốc và nguy cơ tái phát lại cao hơn. Do đó căn cứ vào tình hình của các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân”, bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo nói.
Vào ngày 28/12/2011, phát ngôn viên chính phủ Argentina đưa ra một tin buồn về nữ tổng thống đương nhiệm vào thời gian đó - bà Cristina Fernandez de Kirchner. Vị đại diện này cho biết, nữ tổng thống bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp và sẽ chính thức trải qua một cuộc phẫu thuật vào ngày 4/1/2012. Theo đó, khối u thùy trái tuyến giáp của nữ tổng thống được phát hiện vào lần khám sức khỏe định kỳ diễn ra vào 6 ngày trước.
Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công. Tuy nhiên, niềm vui của nữ tổng thống cũng như toàn dân Argentina chưa kịp lắng xuống thì 3 ngày sau, người đại diện của nữ tổng thống cho biết, khối u được lấy ra từ tuyến giáp của bà Cristina không hề bị ung thư. Vậy là dù không bị ung thư nhưng việc cắt bỏ khối u tuyến giáp sẽ khiến nữ tổng thống phải sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong suốt phần đời còn lại của mình.
Có thể nói, với những trường hợp bị u tuyến giáp nói chung trên thế giới hiện nay đều phải có quy trình khám - mổ lấy khối u dựa trên chẩn đoán. Nhưng nếu không bị ung thư tuyến giáp mà phải cắt bỏ khối u, thậm chí trải qua quá trình xạ trị tốn kém cả về thể chất lẫn tinh thần là điều có nên hay không? Đây là điều khiến nhiều người bị u tuyến giáp vô cùng hoang mang.
Tại Bệnh viện K (1976 - 1985), có 214 trường hợp ung thư giáp trong đó phụ nữ chiếm 72%. Tại Trung tâm Ung bướu TPHCM (1990 - 1992) ung thư giáp chiếm 1,4% trong số các trường hợp ung thư.
Trên tạp chí Ung thư (Cancer), theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2016 có khoảng 62.450 trường hợp ung thư tuyến giáp mới mắc (trong đó 49.350 phụ nữ, và 19.950 nam giới); 1.980 ca tử vong do ung thư tuyến giáp (trong đó có 1.070 phụ nữ và 910 nam giới).
Nhiều người nghĩ lắng việc mổ lấy u tuyến giáp khi không bị ung thư là điều không cần thiết. (Ảnh minh họa: Internet)
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Bảo (Bác sĩ cao cấp - Trưởng khoa ngoại đầu mặt cổ, Bệnh viện K) khẳng định, đã là u tuyến giáp nhất định phải mổ nên không vì những thông tin nêu trên mà bệnh nhân hoang mang, lo lắng hao tiền tốn của.
Theo bác sĩ, u tuyến giáp có hai loại: thể đặc và thể nang nước. Đối với thể nang nước, bác sĩ có thể giữ nguyên và theo dõi tiếp tình hình biến chuyển của khối u. “Một khi bạn có u tuyến giáp, bắt buộc bạn phải mổ, đặc biệt là u thể đặc. Đối với những khối u tuyến giáp thể nang nước mà to quá thì cũng cần phải mổ. Đặc biệt lưu ý những khối u vừa nang vừa đặc thì càng phải mổ để xác định xem đó là u lành hay u dữ để có biện pháp điều trị kịp thời”, BS Bảo nói.
Vị trưởng khoa này cho rằng, thông tin về cựu tổng thống người Argentina hay bất cứ ai đã mổ tuyến giáp mới phát hiện không phải ung thư khiến nhiều người cho rằng không cần thiết phải cắt bỏ khối u là không đúng. Đây là thông tin chưa xác đáng nên bất cứ bệnh nhân nào có u tuyến giáp cũng không nên vì chưa hiểu rõ vấn đề mà từ chối làm phẫu thuật.
“Khi bác sĩ quyết định cắt u tuyến giáp cho bệnh nhân thì bệnh nhân cần phải nhớ trước đó có được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp không. Thêm nữa, đối với những trường hợp không bị chẩn đoán là ung thư tuyến giáp nhưng có u nang quá to thì bác sĩ cũng phải cắt hết. Lý do là nếu để lại, những u nang đó sẽ ngày càng phát triển, nên bác sĩ vẫn cắt bình thường, kể cả đó là u lành, sau đó dùng hormones thay thế”, BS Bảo khẳng định.
Theo vị trưởng khoa này, đây là chuyện hết sức bình thường nếu thực sự nang tuyến đã bị hỏng. Cụ thể là khi mổ khối u ra, có những nang tuyến hoạt động thì có thể để lại được nhưng cũng có những trường hợp bị thoái hóa hết cũng cần cắt hết, sau đó dùng hormones thay thế. Ông khẳng định, điều này không có gì là ghê gớm cả, kể cả đó là u lành.
BS Nguyễn Quốc Bảo cho rằng đã là khối u tức là có sự phát triển không bình thường trên cơ thể nói chung, kể cả lành hay dữ. (Ảnh: TN)
Theo ông, đã là khối u tức là có sự phát triển không bình thường trên cơ thể nói chung, kể cả lành hay dữ thì đều không bình thường.
“Có điều, nếu là u lành thì có thể để lại để theo dõi. Nếu là u ác tính thì bệnh nhân nên được phẫu thuật. Đó là hai chỉ định rõ ràng về khối u. Còn thực tế đã là khối u đều cần phải mổ. Tất nhiên là những khối u nang tuyến giáp tương đối nhỏ, siêu âm thấy đây là u lành tính thì bác sĩ có thể để lại và theo dõi. Nhưng với những u lớn trên 3cm thì bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bỏ. Nếu để lại, khối u sẽ phát triển lên và nếu càng to lên sẽ gây hiện tượng chảy máu trong u, gây viêm các tuyến xung quanh, tạo cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ…”, BS Bảo nói.
Vị trưởng khoa này cũng cho rằng, bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp như vậy, tránh gây hiểu nhầm cho người bệnh.
Chỉ có những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp mới phải xạ trị (tức là sau khi cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ, nạo vét hạch nếu có). Một số trường hợp bệnh nhân bị basedow - cường phát tuyến giáp cũng phải dùng đến xạ trị.
“Tùy từng chỉ định mổ, chúng tôi vẫn cắt hết kể cả u lành vì để lại cũng không giải quyết được gì cả. Hơn nữa, việc để lại cũng phải dùng thuốc và nguy cơ tái phát lại cao hơn. Do đó căn cứ vào tình hình của các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân”, bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo nói.
Theo Tiểu Nguyễn - Trí thức trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình