Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Chào kênh AloBacsi,

+ Mẹ cháu năm nay 60 tuổi quê ở Nam Định bị mất ngủ gần 3 tháng nay, ngày đêm không ngủ được nên ngày rất dài, đêm rất sợ do không thể ngủ được ngoài ra cơ thể hay bị bủn rủn, rã rời tay chân theo miêu tả sau: đột nhiên cơ thể nóng từ phía dạ dày dần lên trên đầu rồi vã mồ hôi ra tiếp đó là bủn rủn rã rời tay chân, mệt mỏi không muốn làm gì

+ Có chảy máu cam 2 lần sau đó được dược sỹ gần nhà tiêm thuốc thì không bị nữa, mất ngủ thường xuyên không ngủ được

+ Bệnh nền: Tiểu đường tuýp II, gan nhiễm mỡ, 20 năm trước có mổ bướu cổ,

+ Ngày 22/11/2023 có lên khám tại bệnh viện Bạch Mai khoa Khám theo yêu cầu,sau đó được tư vấn cho khám các khoa: - Tiêu hóa: Nội soi dạ dày + đại tràng(tuy nhiên mới nội soi đại tràng trước đó 2 tháng kết quả bình thường nên ko cho nội soi lại), kết quả: viêm dạ dày, HP âm tính, rối loạn phân - Tâm thần: cho test khoảng 60-70 câu hỏi để chẩn đoán( không có những câu trả lời bất thường nào so với người bình thường trừ những câu liên quan đến mất ngủ thì kết quả đều là mất ngủ khá trầm trọng), chẩn đoán: Rối loạn vào giấc và duy trì giấc ngủ - Nội tiết: Kiểm tra lại xem có bị basedow không, kết quả basedow bình thường không bị lại,gan nhiễm mỡ, Rối loạn lipid máu - Thận – tiết niệu: Khối thận có u cơ mỡ mạch có chụp CT tiêm thuốc cản quang, kết quả u lành tính kích thước u:4-5cm - Ngoài ra có siêu âm tai mũi họng + chụp X quang ngực: Không có gì bất thường

+ Ngoài ra đã khám tầm soát ung thư tại bệnh viện K nhưng không phát hiện có khối U và không vấn đề gì cả, khám tại phòng khám của PGS về Nội tiết cho uống thuốc về điều hòa nội tiết rồi nhưng vẫn không ngủ được

Sau đó mẹ cháu có đi khám tại phòng khám riêng của 1 tiến sỹ về khoa Tâm thần đã uống các loại thuốc sau: + Paroxetine 10mg(Everim): 10 ngày đầu uống 1v buổi tối.Sau đó uống sáng 1 viên, tối 1 viên + Olanzapine(Manzuka 7.5mg): tối 1 viên + Citicolin(Mifexton 500): tối 1 viên. Kết quả: Sau 20 ngày uống thuốc bệnh không thay đổi vẫn mất ngủ và trí nhớ có hiện tượng suy giảm, thậm trí lười tắm, không muốn nói chuyện với mọi người.

Cháu có lên khám lại phòng khám của bác sỹ này và bác sỹ cho tăng liều 1 loại Manzuka 7.5mg lên 2 viên buổi tối(các loại khác giữ nguyên). Kết quả uống thuốc được 25 ngày: Đã ngủ đươc khoảng 4 tiếng nhưng cơ thể phản ứng chậm chạp, ít nói, tay run,giọng run,chân bồn chôn đứng nằm không yên khi không ngủ và táo bón không đi vệ sinh được phải bơm thuốc vào hậu môn mới đi được. Tổng uống của bác sỹ đầu tiên về tâm thần là 45 ngày thuốc

Tiếp theo đó cháu có cho mẹ đi khám ở 1 bác sỹ chuyên khoa thần kinh khác và họ nói thuốc cũ liều cao bây giờ dừng lại thuốc cũ và uống thuốc mới và cho uống các loại thuốc sau: ¬¬¬ + Anafranil 25mg uống 1 viên buổi tối + Bramalex uống ½ viên buổi tối + Và 1 loại thuốc rất bé nữa trông giống thuốc anafranil cháu không biết tên do họ đóng vào túi nhựa nhỏ, loại này uống 1 viên buổi tối

Kết quả sau 12 ngày: Mẹ cháu vẫn ngủ được khoảng 4 tiếng/ngày, tay đỡ run hơn, cơ thể linh hoạt hơn so với trước, hay nói hơn 1 chút, chân vẫn bồn chồn đứng nằm không yên .Tình trạng táo bón không thay đổi vẫn phải bơm mới đi vệ sinh được. Vì vậy bác sỹ kê cho thêm 2 loại thuốc là Sorbitol và Debridat uống thì đến ngày thứ 2 mẹ cháu đi được 2 cục bé bằng ngón chân cái. Ngoài ra uống thuốc vào thì mẹ cháu vẫn chưa linh hoạt được như lúc khỏe mạnh có thể đi chợ nấu ăn, tính toán công việc, bây giờ thì không thể làm được như thế

Câu hỏi cháu muốn hỏi bác sỹ là:

1. Mẹ cháu có phải đi khám lại ở bệnh viện tâm thần TW không?

2. Tình trạng táo bón của mẹ cháu không đi được như vậy thì giải quyết như thế nào? Và nếu cứ như thế thì có uống được 2 thuốc Sorbitol và Debridat lâu dài không ạ?(bác sỹ điều trị cũng đã khuyên mẹ cháu ăn nhiều rau xanh và chịu khó đi lại, uống nhiều nước. Những cái này cháu cũng đã dặn mẹ cháu rồi)

3. Mẹ cháu hiện ngủ được 4 tiếng nhưng mất cảm giác ngủ, hỏi thì cứ bảo không ngủ được, không cảm nhận được mình ngủ được (dù có đêm giao thừa pháo hoa nổ rất to nhưng mẹ cháu không biết gì, hôm sau hỏi có cảm giác ngủ được không thì bảo không ngủ được và cũng không biết pháo hoa nổ to như vậy), tay vẫn hơi run, chân bồn chồn đứng nằm không yên khi tỉnh là do bệnh gây ra hay do tác dụng phụ của thuốc ạ?

4. Bệnh của mẹ cháu vẫn là bệnh rối loạn giấc ngủ phải không? Làm sao để mẹ cháu có thể có cảm giác sảng khoái khi ngủ ạ? Bây giờ liệu trình điều trị tiếp theo của mẹ cháu là như thế nào ạ?

Cảm ơn các bác sỹ AloBacsi đã đọc và cho cháu lời khuyên.

Trả lời

BS.CK1 Lâm Thiên Huệ

BS.CK1 Lâm Thiên Huệ

BS.CK1 Lâm Thiên Huệ - Bác sĩ Khoa ICU và Khoa Hồi Sức COVID-19 Bệnh viện Gia An 115.

Xin chào bạn, 

Sau tất cả những xét nghiệm tầm soát tổng quát về các bệnh lý cũng như chức năng nội tiết tố cho thấy mẹ của bạn hiện tại không có bệnh lý thực thể. Có thể kết luận rằng bệnh nhân có tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ nặng. Đây là chẩn đoán hoàn toàn chính xác.

Bệnh nhân đang được sử dụng thuốc an thần Olanzapine, thuốc này theo một số khuyến cáo mới nhất có nguy cơ gây lệ thuộc thuốc rất nhiều, đồng thời khá nhiều tác dụng phụ và không thể điều trị bệnh của bệnh nhân. Thuốc này chỉ được sử dụng vào giai đoạn đầu và phải ngưng thuốc càng sớm càng tốt. Chính vì vậy bác sĩ khuyên bạn nếu có điều kiện hãy đưa bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa tâm-thần kinh tại bệnh viện lớn.

Táo bón thuộc nhóm các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, triệu chứng tiêu hóa thường xuất hiện rất nhiều trên bệnh nhân rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ. Khi tình trạng rối loạn lo âu được cải thiện thì triệu chứng về đường tiêu hóa cũng sẽ cải thiện theo.

Khi cơ thể ngủ không đủ sâu, não bộ sẽ không nhận biết đó là một giấc ngủ, chính vì vậy có một số bệnh nhân thậm chí không bị bệnh nhưng nếu khi mệt mỏi căng thẳng không vào giấc ngủ sâu được thì khi thức dậy vẫn cảm giác như bản thân chưa được nghỉ ngơi, chưa được ngủ. Có những người vào giấc ngủ sâu dù chỉ khoảng 15 đến 30 phút buổi trưa vẫn có cảm giác như bản thân đã ngủ rất lâu. Vấn đề này nằm ở chất lượng giấc ngủ!

Ngoài ra cũng còn có một nguyên nhân khác: bệnh nhân thiếu ngủ thời gian dài làm các tế bào thần kinh thoái hóa nên việc ghi nhận ký ức về giấc ngủ cũng giảm đi.Nếu điều trị sớm cải thiện về giấc ngủ thì sẽ hồi phục được.

Thân ái chào bạn.

Câu hỏi liên quan

093604****

Tê bả vai sau đó lan xuống ngực trái kéo dài 3 đến 5 phút trong khi nghỉ ngơi là triệu chứng điển hình của bệnh lý hẹp mạch vành...

Xem toàn bộ

09********

Theo mô tả của bạn khả năng bạn có những chấn thương nhỏ về gân khớp do quá trình sử dụng điện thoại bằng một tay…

Xem toàn bộ

034991****

Khi đã sờ được những hạch như vậy bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám sơ lược nhằm tránh bỏ sót các bệnh lý nguy hiểm nhé.

Xem toàn bộ

909675****

Sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp có cần bổ sung iốt hay không phụ thuộc vào tình trạng chức năng tuyến giáp hiện tại của bạn là cường giáp? bình giáp? hay nhược giáp?

Xem toàn bộ

097823****

Triệu chứng của thiếu Magnesium là vọp bẻ cơ, không phải là triệu chứng cứng khớp.

Xem toàn bộ

081612****

Thuốc dùng tại chỗ như thuốc nhỏ mắt hoàn toàn không chuyển hóa qua gan thận nên các bệnh nhân có tình trạng suy gan suy thận có thể sử dụng bình thường.

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình