Hotline 24/7
08983-08983

Tự uống thuốc giảm đau điều trị gout, người đàn ông bị suy giảm chức năng thận

Ngày 28/10/2024, thông tin từ Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh cho biết, đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc bệnh gout nhiều năm nhưng không đi khám mà tự ý uống thuốc giảm đau, dẫn đến biến chứng suy giảm chức năng thận.

Cụ thể, người đàn ông 55 tuổi, ngụ TPHCM có tiền sử bệnh gout gần 6 năm nay. Mỗi năm thường xuất hiện 4 - 5 đợt đau khớp, nhất là sau các bữa ăn nhiều đạm hoặc uống bia rượu.

Sau mỗi lần tiệc tùng, bệnh nhân thường bị sưng, nóng, đỏ, đau vùng mu bàn chân hoặc mắt cá chân hai bên. Nhưng khi đến tiệm thuốc tây mua thuốc giảm đau, uống 2 - 3 ngày thì hết đau khớp và đi đứng bình thường, nên bệnh nhân không đến bác sĩ thăm khám.

1 tháng nay, bệnh nhân sưng đau liên tục cổ chân trái và hai cổ tay, dù uống thuốc như mọi khi nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Khi đến khám chuyên khoa Cơ xương khớp tại Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh gout mạn cùng với bệnh thận mạn.

Hình ảnh nốt tophy ở bàn chân người bệnh gout mãn tính

BS.CK2 Trần Khánh Phương - Chuyên khoa Cơ xương khớp, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh cho biết: Acid uric trong máu của người bệnh vượt ngưỡng nhiều, chỉ số viêm tăng cao, các khớp tụ dịch và có các hạt tophy - là các nốt lắng đọng những tinh thể urate tại khớp và mô mềm xung quanh, đây là dấu hiệu của gout lâu năm và nặng nề”.

Quan trọng hơn là bệnh nhân có tình trạng suy giảm chức năng thận - một trong những biến chứng trầm trọng nhất của bệnh gout mạn tính và cũng là hậu quả của việc dùng thuốc kháng viêm lâu dài không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân với chỉ số acid uric tăng cao và suy giảm chức năng thận.

Có thể dễ nhận thấy gout ảnh hưởng đến chức năng khớp, tuy nhiên ảnh hưởng đến chức năng thận và gây biến chứng tim mạch lại rất âm thầm, khi phát hiện thường là suy thận giai đoạn muộn, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch máu…

“Bệnh nhân được tư vấn và điều trị lâu dài bệnh gout và bệnh thận mạn. Gout là bệnh mạn tính, không phải chỉ dùng thuốc giảm triệu chứng đau cho khớp là hết bệnh mà cần dùng thuốc tăng thải acid uric và kết hợp chế độ ăn uống khoa học để giữ nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn” - BS.CK2 Trần Khánh Phương thông tin.

Do đó, BS Trần Khánh Phương khuyến cáo, bệnh nhân gout cần được tư vấn, điều trị, theo dõi lâu dài bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tránh thói quen sai lầm là tự mua thuốc giảm đau để giảm triệu chứng mà bỏ qua vấn đề phòng ngừa biến chứng thận và tim mạch của bệnh gout.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X