Hotline 24/7
08983-08983

Tiền sử dị ứng và sốc phản vệ độ 2, làm sao để được chích ngừa COVID-19?

AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch nhận được nhiều câu hỏi về tiền sử dị ứng, sốc phản vệ có nên chích ngừa COVID-19 hay không, làm sao để được chích ngừa? Phản ứng với mũi 1 thì mũi 2 cần lưu ý gì?

1. Tiền sử sốc phản vệ độ 2, làm sao để được tiêm tại bệnh viện?

Như Mai: Tôi bị sốc phản vệ celecoxip độ 2, khi tiêm bác sĩ khám sàng lọc không cho tiêm nói đến bv mà không biết bao giờ mới được tiêm nên rất hoang mang. Xin bác sĩ cho lời khuyên!

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn,

Sốc phản vệ độ 2 vẫn chích ngừa được tại bệnh viện. Bạn theo dõi xem địa phương của bạn có bệnh viện nào triển khai tiêm cho người có bệnh nền thì đăng ký chích ngừa nhé. Ngoài ra cũng cần đăng ký online tại cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 của chính phủ, của địa phương, nêu rõ tiền sử sốc phản vệ.

2. Tham gia thử nghiệm vắc xin Nanocovac, làm sao để có thẻ xanh?

Hung Pham: Tôi tham gia thử nghiệm vắc xin Nanocovac đã tiêm đủ 2 mũi, mũi 2 ngày 5/8/2021. Do chưa được cấp phép nên chưa có thẻ xanh. Giờ tôi muốn chích vắc xin khác để được đi làm có được không ạ?. Nếu được thì thời gian là bao lâu sao khi tiêm mũi 2 vắc xin ở trên ạ. Xin cám ơn!

Tổ tư vấn AloBacsi: Trường hợp của bạn vẫn chích ngừa được ạ. Nhưng bạn nên đề nghị công ty Nanogen cấp giấy xác nhận tham gia thử nghiệm sẽ tốt hơn.

3. Sau khi tiêm ngừa COVID-19 uống thuốc glockner-5 điều trị basedow có được không?

Lê Chi Ng.: Alo bác sĩ! Cho em hỏi là em vừa chích vắc xin Astra Zeneca, nhưng hiện tại em đang điều trị basedow và dùng thuốc glockner-5 thì uống thuốc đó sau khi tiêm vắc xin có ảnh hưởng gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em cảm ơn nhiều ạ.

4. Bị khó thở sau khi tiêm ngừa COVID-19, phải làm sao?

Trúc Lan Ng.: Con trai của tôi sau tiêm 18 ngày đột nhiên bị khó thở khoảng 5 tiếng ban đêm, vậy là sao? Sau này khi tiêm mũi 2 cần phải làm gì, xin bác sĩ trả lời dùm, xin cảm ơn!

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn,

Đầu tiên phải xác định “khó thở” này có liên quan đến tâm lý hay các bệnh khác sẵn có hay không. Bạn có thể đo SpO2 đầu ngón tay, nếu khó thở nhưng chỉ số trên 95%, hoặc chỉ số thấp hơn 95% một chút nhưng sau khi bình tĩnh hít thở sâu chỉ số tăng lên lại, thì không đáng ngại nhé.

Khi chích ngừa mũi 2, con bạn báo với bác sĩ khám sàng lọc về tình hình của mũi 1 là được.

5. Bị choáng, ho và nổi mẩn đỏ sau khi tiêm Vero Cell, lưu ý gì khi tiêm mũi 2?

Lien Vi: Em tiêm vắc xin Vero Cell của Trung Quốc về bị choáng, bị ho 3 hôm thì mặt bị sưng lên rồi nổi mẩn đỏ ở chân tay. Vậy có nên tiêm mũi 2 không và cần lưu ý những gì khi tiêm mũi 2 ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Tổ tư vấn AloBacsi: Trường hợp của bạn là dị ứng nhẹ. Bạn báo cáo vào app theo dõi sau tiêm nhé, đằng sau phiếu tiêm có cái mã QR đó ạ, bạn chụp bằng zalo là được. Mũi 2 vẫn tiêm được, bạn nhớ báo với bác sĩ khám sàng lọc về phản ứng của mũi 1 nhé.

6. Người bị bệnh viêm họng mạn tính, cơ thể suy nhược nên tiêm vắc xin COVID-19 không?

Huy Gia: Cho hỏi người bị bệnh viêm họng mãn tính biến chứng nặng có nên tiêm vắc xin không ạ? Hiện giờ người bị suy nhược, viêm xoang còn nữa mà tôi không rõ, và bị lâu rồi. Hiện giờ làm việc nhẹ được thôi còn làm việc nặng không nổi ạ.

Tổ tư vấn AloBacsi: Bạn có bệnh mạn tính, hiện tại không có triệu chứng cấp tính hay dấu hiệu nguy hiểm gì thì chích ngừa được nhé, không cần lo lắng quá.

7. Trẻ nhỏ uống nhầm axit, xuất viện rồi ăn uống gì cũng hay nhợn ói, phải làm sao?

Thanh Phong Lý: Dạ chào bác sĩ, con em mới 3 tuổi, cháu uống nhầm axit tẩy đồ nữ trang, cháu nằm viện khoảng nửa tháng thấy ổn bác sĩ cho xuất viện. Về nhà cháu sinh hoạt bình thường nhưng cháu ăn uống khó khăn nôn ói hoài. Uống sữa cũng bị nhợn ói hoài. Bác sĩ cho em lời khuyên được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh: Chào em, qua tình huống em mô tả thì có thể em bé đã bị axit làm tổn thương thực quản, bị chít hẹp thực quản, do đó bé ăn uống khó khăn và hay nôn ói. Hiện giờ chúng ta không làm gì được, chỉ có thể đợi thôi, nếu may mắn thì từ từ bé sẽ bớt.

8. Cao huyết áp, đường huyết cao, từng bị nhồi máu não có thể chữa bệnh không dùng thuốc không?

Duy Thanh Lê: Tôi sinh năm 1966, bị cao huyết áp (đã lâu rồi), sau đó phát hiện đường huyết cao. Đã từng bị nhồi máu não (2020, điều trị tại 115).

Hiện nay đã khỏe đi lại bình thường, đang làm bảo vệ cho một công ty tại Sài Gòn gần bến xe quận 8. Hiện tại thỉnh thoảng bị đau tức ngực (vùng chấn thủy và tim) nhưng khi xoa dầu nóng khoảng một vài phút thì hết.

Xin hỏi: tôi bị gì ạ? Thường hay bị nhất là khi mở quạt máy (không khí mát, lạnh).

Xin bác sĩ tư vấn và giúp cho cách điều trị, chữa bệnh không dùng thuốc. Cảm ơn!

BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng: Chào anh,

Anh nên đi khám bác sĩ chuyên về tim mạch để loại trừ nguy cơ bệnh mạch vành tim, vì đã đột quỵ và tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao. Muốn điều trị không dùng thuốc kết hợp chỉ có tập luyện thể dục hàng ngày là tốt nhất.

Tập luyện đều đặn là cách làm giảm nguy cơ tắc mạch gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

Mỗi ngày nên tập ít nhất 30 phút như đi bộ, đi xe đạp, bơi, đánh cầu... có thể tập thêm một chút động tác gắng sức như chạy, nâng tạ. Chú ý: tập không để quá sức đến mức gây khó thở, không nói được.

Hồng Nhung

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X