Thuốc xịt mũi có gây teo niêm mạc?
Tôi nghe nói nếu thuốc này dùng kéo dài thì gây teo niêm mạc mũi? Sự thật thế nào? Xin bác sĩ giải thích giùm.
Nguyễn Đức Lục (Hà Nam)
Loại thuốc xịt mũi có chứa dexamethasone mà bạn đề cập tới nằm trong nhóm thuốc glucocorticoid dạng xịt. Để trả lời cho thắc mắc của bạn, tôi đề cập đến vấn đề dùng glucocorticoid xịt mũi có gây teo niêm mạc mũi? Để nhiều người dùng thuốc có chứa hoạt chất trong nhóm thuốc này cùng biết.
Thuốc xịt mũi không teo niêm mạc mũi nhưng cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý dị ứng thường gặp nhất ở đường hô hấp trên. Bệnh đặc
trưng bởi tình trạng viêm mạn tính theo cơ chế dị ứng ở niêm mạc mũi, gây ra ngứa mũi, hắt hơi, xổ
và ngạt mũi.
Để giảm các triệu chứng khó chịu, người bệnh thường tìm đến thuốc glucocorticoid xịt
mũi (chứa hoạt chất dexamethasone, fluticasone, triamcinolon...), với tác dụng chống viêm và chống
dị ứng tại chỗ rất mạnh, đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy
nhiên, bên cạnh hiệu quả điều trị đã được khẳng định, tính an toàn của thuốc đối với niêm mạc mũi,
nhất là khi sử dụng kéo dài, cũng là một vấn đề rất được quan tâm.
Do glucocorticoid bôi ngoài da
hoặc uống kéo dài đã được chứng minh có thể gây teo da nên việc dùng glucocorticoid xịt mũi kéo dài
khiến người bệnh lo lắng sẽ gây teo niêm mạc mũi. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá
bề dầy của niêm mạc mũi ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng có dùng glucocorticoid xịt mũi thường
xuyên.
Đa số các kết quả thu được đều cho thấy, bề dầy của niêm mạc mũi không thay đổi hoặc thậm
chí tăng lên sau nhiều tháng xịt glucocorticoid, kể cả khi dùng liều cao. Không có bằng chứng nào
rõ rệt cho thấy glucocorticoid xịt mũi kéo dài có thể gây teo niêm mạc hoặc các di chứng khác ở
niêm mạc mũi.
Trong khi đó, ở nhóm bệnh nhân đối chứng không dùng glucocorticoid xịt, niêm mạc mũi có xu hướng teo đi, điều này có thể do sự tiến triển của bệnh khi không được điều trị thích hợp đã gây thoái triển niêm mạc mũi.
Với trường hợp của bạn cứ yên tâm dùng thuốc mà không phải lo lắng tới tác dụng phụ teo niêm mạc mũi. Tuy nhiên bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng. Bên cạnh đó cần tránh xa các tác nhân dị ứng (khói, bụi, phấn hoa, lông súc vật...) để bệnh nhanh được đẩy lùi.
Theo BS Trường Xuân - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình