Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc ngậm có uống được không?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Từ lâu, các nhà khoa học đã bào chế ra một số thuốc chỉ dùng ngậm, hoặc đặt dưới lưỡi. Các loại thuốc này được hấp thụ qua hệ mạch dưới lưỡi, về tĩnh mạch cổ rồi về tim, do đó tránh được sự phân hủy thuốc ở gan. Thuốc cũng tránh được sự phân hủy của dịch vị dạ dày và tác động của các loại men, thức ăn...
 
Vì vậy, người dùng thuốc dạng viên ngậm, viên đặt dưới lưỡi phải hạn chế nuốt. Niêm mạc dưới lưỡi là một lớp mỏng, dễ đi qua nên dược chất rất nhanh được hấp thu vào máu nhờ sự khuếch tán thụ động.

Tuy nhiên, việc hấp thu thuốc ở khoang miệng cũng có sự ảnh hưởng của việc tiết nước bọt. Vì vậy, trong quá trình ngậm, phải đảm bảo giải phóng dược chất từ từ, giảm tiết nước bọt do các kích thích cơ học, tránh phải nuốt (ngược lại, đối với thuốc uống thì không được ngậm).

Cần phân biệt thuốc ngậm với thuốc súc miệng hay rà miệng (để điều trị hôi miệng, vệ sinh răng miệng) như dung dịch súc miệng betadine, gargle, givalex. Đó là các dược chất dùng tại chỗ ở khoang miệng nhưng phải hạn chế hấp thu vào niêm mạc dưới lưỡi...

Thuốc viên ngậm thường thấy nhất là nitroglycerin, các hoóc môn... Một số thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong khoang miệng và hầu, họng, thanh quản (viêm và dị ứng vùng miệng, viêm amiđan, viêm thanh quản...) cũng được bào chế để ngậm chứ không nuốt. Nhiều loại thuốc ngậm cũng được chỉ định dùng trước và sau khi nhổ răng, cắt amiđan, chữa nha chu, viêm lợi....

Các nhà sản xuất thường phối hợp kháng sinh với corticoid chống viêm trong thuốc viên ngậm. Biệt dược Oropivalone mà bạn hỏi là dạng thuốc viên có thành phần kháng sinh bacitracin và tixocortol (một corticoid dùng tại chỗ, có tác dụng chống viêm và chống dị ứng). Thuốc này chỉ ngậm, không được nhai nuốt và không dùng để uống. Việc điều trị bằng phương thuốc này không nên kéo dài (dưới 10 ngày).

AloBacsi.vn
Theo DS Quốc Anh - Sức Khỏe & Đời Sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X