Thận trọng khi dùng thuốc chống đông warfarin
Tôi năm nay 76 tuổi, đã bị xơ vữa mạch máu. Bác sĩ cho tôi dùng thuốc coumadine để phòng bệnh huyết khối. Tôi muốn biết thêm thông tin về thuốc này.
Nguyễn Quang Lê (Bình Định)Chào bạn,
Coumadine là tên biệt dược của thuốc warfarin - một loại thuốc tim mạch có tác dụng chống đông máu kháng vitamin K nhóm coumarin. Warfarin được chuyển hoá qua gan bởi cytocrom P450. Chuyển hóa này có thể bị ức chế bởi một số thuốc như cimetidin, gây nguy cơ chảy máu nguy hiểm.
Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc này và lưu ý những tương tác thuốc nguy hiểm có thể xảy ra. Một số thuốc khác ức chế chuyển hoá warfarin như propafenon, làm tăng nồng độ warfarin trong máu khoảng 40%.
Warfarin được chỉ định trong điều trị các bệnh huyết khối mạch máu, nghẽn mạch ở người mang van tim nhân tạo. Dùng trong thời gian nghỉ dùng thuốc heparin. Trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp: phòng huyết khối tĩnh mạch, phẫu thuật và hỗ trợ điều trị tiêu cục huyết khối.
Tuy nhiên, khi sử dụng, cần lưu ý các chống chỉ định như trường hợp tăng huyết áp nặng, loét dạ dày, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, phụ nữ có thai (3 tháng đầu và 2 tuần cuối kỳ thai), bệnh nặng ở gan thận.
Đặc biệt, khi dùng các thuốc chống đông máu đường uống, cần thận trọng với sự tương tác có thể xảy ra với các thuốc như: amiodaron, amitryptylin/nortriptylin, cloramphenicol, cimetidin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, vitamin E, vaccin chống cúm...
Tác dụng của warfarin có thể tăng lên hoặc giảm đi bởi phenytoin, ACTH, corticoid. Tác dụng của thuốc warfarin có thể bị giảm khi dùng với rượu, aminoglutethimid, barbiturat, carbamazepin, thuốc ngừa thai loại uống chứa oestrogen, spironolacton, sucralfat, vitamin K...
Ngoài ra, khi dùng warfarin có thể có các tác dụng phụ như chảy máu; ít gặp hơn như tiêu chảy, ban da, rụng tóc; hiếm gặp: viêm mạch, hoại tử da. Bác cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những bất lợi do thuốc gây ra.
Theo BS Hoàng Thanh Sơn - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình