Hotline 24/7
08983-08983

Kẹo ngậm ho làm bệnh nặng hơn

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của các bác sĩ, việc dùng kẹo ngậm ức chế cơn ho này có gây nguy hại cho sức khỏe.

Dùng kẹo ngậm ho để làm ức chế cơn ho, giảm ho là rất nguy hiểm vì có thể làm bệnh nặng hơn bởi khi ức chế ho, đờm không tiết ra ngoài được mà bị ứ lại, trở thành viêm đường hô hấp mạn tính.


Vì vậy, khi kê đơn, các bác sĩ cũng thường sử dụng thuốc loãng đờm, long đờm chứ không phải thuốc ức chế ho.

Ho là phản xạ tự nhiên giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể bạn 

Ho là phản xạ tự vệ của họng mỗi khi có các vật chất lạ xâm nhập vào vùng này gây kích thích và phản ứng tự vệ của họng xảy ra nhằm đáp trả để loại bỏ, tống các dị vật, chất dịch tiết, cặn... trong lòng đường thở ra ngoài, nghĩa là để làm sạch, thông thoáng đường thở. 

Theo BS Huỳnh Lê Mai, chuyên khoa tai mũi họng, Phòng khám Nhi đồng Thành phố, các thủ phạm này khiến cho tình trạng ho kéo dài thường là do hen suyễn, trào ngược dạ dày, chảy mũi, bệnh phổi, giãn phế quản, dị vật đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp, do dùng thuốc (điều trị cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim) ho do tâm lý, hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường...

Vì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn ho nên việc phòng tránh cũng cần chú ý đến nhiều mặt như:

Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi

Không nên thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột

Không nên dùng máy điều hòa nhiệt độ ở mức quá thấp so mới nhiệt độ môi trường

Tiêm ngừa cúm hàng năm

Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, không dùng chung khăn, ly uống nước.

Tránh uống nước đá, ăn kem hoặc thức ăn lạnh khi thời tiết lạnh.

Dùng khẩu trang khi di chuyển bên ngoài

Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cho bản thân và gia đình.

Nếu tình trạng ho kéo dài, bạn nên đi khám. Thông qua các chẩn đoán, phương pháp xét nghiệm như chụp X-quang, nội soi mũi xoang, CT xoang, đo độ pH thực quản, nội soi dạ dày… bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tùy theo trường hợp bệnh để cắt giảm cơn ho hiệu quả.


Theo Hải Nam - Một thế giới

Có thể bạn quan tâm

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X