Hotline 24/7
08983-08983

Glutamine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Glutamine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Hoạt chất: Glutamine
Thương hiệu: GlutaSolve, NutreStore, SYMPT-X Glutamine, SYMPT-X GI, Endari

I. Công dụng thuốc Glutamine

1. Công dụng của thuốc Glutamine

Thuốc Glutamine tạo ra từ trong cơ bắp và sau đó chúng sẽ được phân phối đến các cơ quan cần thiết bởi máu.

Glutamine sử dụng với mục đích bổ sung các nguồn glutamine trong bữa ăn hàng ngày. Nó là một dạng axit amin (một khối xây dựng cho protein) liên quan đến việc tăng tưởng và chức năng tế nào trong ruột và dạ dày.

Bên cạnh đó, Glutamine có tác dụng chữa trị hội chứng ruột ngắn nhờ sự kết hợp với hormone tăng trưởng của con người.

Ngoài ra, thuốc còn có các tác dụng sau:

- Bổ sung dinh dưỡng: Biến chứng của việc hóa trị, xạ trị ung thư và HIV/AIDS gây cho bệnh nhân nhiều mệt mỏi và đau đớn. Cho nên việc uống Glutamine dành cho nhóm đối tượng này được khuyến cáo sử dụng, vì có thể giúp tăng cân nhờ sự hấp thụ thức ăn hiệu quả.

- Giảm nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ở những người bị bỏng nặng, bằng việc đưa Glutamine qua ống truyền dinh dưỡng.

- Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, sau những chấn thương xảy ra thì thuốc Glutamine có khả năng làm vi khuẩn không thể đi ra khỏi ruột và lây sang các cơ quan khác của cơ thể.

Bên cạnh đó nó cũng có tác dụng hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng đối với những bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, nó không được truyền bằng ống dinh dưỡng như bệnh nhân bỏng mà sẽ sẽ được tiêm tĩnh mạch (bằng IV).

Nhờ đó nó có thể làm giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân sắp nguy kịch.

- Phục hồi sau phẫu thuật: Sau khi cấy ghép tủy xương, sử dụng Glutamine sẽ tất tốt cho việc hạn chế sự nhiễm trùng và cải thiện phục hồi, bằng cách cung cấp Glutamine tiêm tĩnh mạch (bằng IV) cùng ống dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

2. Thông tin quan trọng khi dùng thuốc Glutamine

Nói với bác sĩ, dược sĩ hoặc các chuyên viên y tế của bạn về tất cả các tình trạng cơ thể, dị ứng và tất cả các loại thuốc bạn sử dụng. Nên thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc và gói bác sĩ đã kê toa.

II. Liều dùng thuốc Glutamine

1. Liều dùng thuốc Glutamine với người lớn

Liều dùng dành cho người lớn để bổ sung chế độ ăn uống:

Liều cơ bản: 10g uống 3 lần một ngày

Liều phạm vi: 5 g đến 30 g uống mỗi ngày

Liều dùng dành cho người lớn mắc hội chứng ruột ngắn:

Liều cơ bản: 5 g uống 6 lần mỗi ngày, trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ.

Uống khi thức, cùng với các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ, thời gian uống tối đa là 16 tuần. Ngoài ra, còn được sử dụng kết hợp với hormone tăng trưởng và hỗ trợ dinh dưỡng.

Liều dùng dành cho người lớn mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

Liều cơ bản: 30 g uống mỗi ngày sẽ làm giảm tính nhạy cảm oxy hóa của hồng cầu hình liềm. Điều này đã được nghiên cứu lâm sàng ở 7 bệnh nhân điều trị Glutamine sau 4 tuần.

2. Liều dùng thuốc Glutamine với trẻ em

Liều thông thường dành cho trẻ em mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:

Liều cơ bản: 600 mg/kg/ngày giúp chi tiêu năng lượng và cải thiện chỉ số dinh dưỡng. Điều này đã được nghiên cứu lâm sàng trên 27 trẻ em (5,2 đến 17,9 tuổi) điều trị bằng Glutamine sau 24 tuần.

Liều thông thường dành cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (chấn thương):

0,3 gram mỗi kg đã được cung cấp hàng ngày.

3. Liều dùng thuốc Glutamine với người đang mang thai và cho con bú

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy Glutamine sẽ gây hại cho thai nhi hay truyền vào sữa mẹ ảnh hưởng đến bé bú. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe lời khuyên và tuân thủ điều trị của bác sĩ đối với 2 nhóm người này.

III. Cách dùng thuốc Glutamine

1. Cách dùng thuốc Glutamine hiệu quả

Liều dùng và số lần uống mỗi ngày sẽ còn tùy thuộc vào lý do bạn sử dụng Glutamine, cho nên tuyệt đối phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và theo chỉ dẫn in trên nhãn thuốc. Có bất cứ thắc mắc gì hãy hỏi lại ngay chuyên viên y tế.

Không được sử dụng số lượng liều ít hoặc nhiều hơn so với khuyến cáo.

Đối với dạng viên uống, bạn nên sử dụng khi bụng còn đói, ít nhất sau bữa ăn 1 - 2 giờ đồng hồ.

Đối với dạng bột uống, bạn nên sử dụng nước để hoàn tan và trong khi ăn bữa chính hoặc với bữa phụ khi có chỉ định khác. Nếu cảm thấy Glutamine khó uống, bạn có thể dùng kèm với một số thực phẩm, bánh, sữa chua hay trái cây như táo đều được.

Khi bạn đổ bột thuốc vào công thức ăn bằng ống thì hãy nhớ trộn bột Glutamine với nước và truyền trực tiếp vào ống cho ăn bằng ống tiêm.

Trong quá trình dùng thuốc Glutamine, bạn có thể cần thường xuyên phải xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

2. Bạn nên làm gì khi uống quá liều thuốc Glutamine

Sử dụng quá liều Glutamine có thể ​​sẽ không đe dọa tính mạng, tuy nhiên nó sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, hãy tuân thủ theo liều dùng và đúng giờ mà bác sĩ, dược sĩ đã kê cho bạn.

3. Bạn nên làm gì khi bỏ quên liều thuốc Glutamine

Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ cho liều theo lịch tiếp theo của bạn. Không dùng thêm thuốc để bù liều.

IV. Tác dụng phụ thuốc Glutamine

1. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Glutamine

a. Tác dụng phụ thường gặp

Trong quá trình uống thuốc Glutamine, không tránh khỏi những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp sau đây:

- Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn
- Đau dạ dày, đầy hơi
- Sưng ở tay hoặc chân của bạn
- Đau lưng, đau cơ hoặc khớp
- Phát ban da nhẹ hoặc ngứa
- Khô miệng, chảy nước mũi
- Tăng tiết mồ hôi

Tác dụng phụ thuốc Glutamine

b. Tác dụng phụ nghiêm trọng

Trường hợp tác dụng phụ nguy hiểm bạn cần phải nhận trợ giúp y tế khẩn cấp với các triệu chứng của phản ứng dị ứng như: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng của bạn.

Gọi cho bác sĩ, dược sĩ của bạn ngay lập tức hoặc gọi cho Trung tâm Cấp cứu 115 hay đến cơ sở y tế gần nơi ở nhất nếu bạn có:

- Cảm thấy đau tức ngực

- Gặp ấn đề về thính giác

- Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, đau họng, triệu chứng cúm, lở miệng, hay các yếu bất thường khác.

2. Nên tránh những gì khi dùng Glutamine?

Bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ về bất kỳ hạn chế nào đối với thực phẩm, đồ uống hoặc hoạt động cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc Glutamine.

V. Lưu ý khi dùng thuốc Glutamine

1. Nên làm gì trước khi dùng thuốc Glutamine

Để cho việc sử dụng Glutamine được đảm bảo an toàn, bạn hãy nói với bác sĩ nếu mắc các bệnh về gan và thận.

Và kể cho bác sĩ biết bạn có đang dự tính mang thai, mang thai hay đang cho con bú, để bác sĩ có hướng điều trị bệnh cho bạn phù hợp và hiệu quả.

2. Tương tác thuốc với Glutamine

Các loại thuốc khác như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược có thể tương tác với Glutamine để làm giảm đi hiệu suất điều trị của thuốc. Do đó, bạn hãy kể hết tất cả các loại thuốc bạn sử dụng bây giờ và bất kỳ loại thuốc nào bạn bắt đầu hoặc ngừng sử dụng để bác sĩ biết và phòng tránh giúp bạn.

Lactulose tương tác với Glutamine

Sử dụng Glutamine cùng với Lactulose có thể làm giảm hiệu quả của Lactulose. Do Glutamine được thay đổi thành amoniac trong cơ thể, còn Lactulose giúp giảm ammonia trong cơ thể.

Thuốc trị ung thư (Hóa trị) tương tác với Glutamine

Việc kết hợp có khả năng làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị ung thư. Tuy nhiên để chắc chắn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về điều này.

Các loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa co giật (Thuốc chống co giật) tương tác với Glutamine

Các loại thuốc này giúp phòng chống các cơn cơ giật gây hại cho não, trong khi đó Glutamine cũng có thể ảnh hưởng đến hóa chất trong não. Nếu kết hợp cả 2 cùng lúc rất có thể làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc như carbamazepine (Tegretol), phenytoin (Dilantin) và thuốc sử dụng để ngăn ngừa động kinh.

VI. Cách bảo quản thuốc Glutamine

Bảo quản ở hoặc dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc độ ẩm quá mức. Không bảo quản thuốc trong nhà tắm.

Hãy nhớ, giữ thuốc này và tất cả các loại thuốc khác ngoài tầm với của trẻ em, không bao giờ chia sẻ thuốc của bạn với người khác và chỉ sử dụng thuốc này cho chỉ định.

Không xả thuốc Glutamine xuống nhà vệ sinh hoặc đổ chúng vào cống trừ khi được hướng dẫn làm như vậy. Vứt bỏ đúng cách sản phẩm này khi hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Lệ Phương
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Nguồn: webmd.com, drugs.com

Có thể bạn quan tâm

089909****

Tiêm thuốc bị chệch ven thì thuốc có ngấm vào cơ thể không?

Tiêm thuốc lệch ven tùy theo mức độ mà hậu quả sẽ khác nhau, đôi khi chỉ là sưng nề tại vị trí tiêm nặng hơn là viêm hoại tử mô tại vùng tiêm.

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X