ThS.BS Nguyễn Lưu Giang tư vấn: Phình động mạch não, nhận biết và điều trị thế nào?
14g ngày 12/6, ThS.BS Nguyễn Lưu Giang - Trưởng đơn vị Can thiệp DSA, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Cần Thơ tư vấn về cách nhận biết và điều trị phình động mạch não. Mời bạn đọc cùng đón xem.
Phần lớn phình động mạch não không có liên quan đến các bệnh lý bẩm sinh mà xuất hiện trong quá trình phát triển, do đó rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra phình động mạch đến nay vẫn còn là một ẩn số, người ta nhận thấy phình động mạch não xuất hiện ở những nơi thành mạch máu chịu tác động của dòng máu lớn nhất, ví dụ như chỗ chia đôi của mạch máu.
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Như đã nói, phình động mạch não thường xuất hiện ở điểm phân nhánh của mạch máu do nơi đây chịu tác động mạnh của dòng chảy. Trong đó phần lớn 85 - 95% các trường hợp túi phình sẽ xuất hiện ở hệ động mạch cảnh và 5 - 15% xuất hiện ở hệ động mạch đốt sống.
Do các mạch máu não nằm giữa các lớp của màng não và nằm sâu trong não, do đó khi vỡ sẽ gây chảy máu màng não và/hoặc trong não và để lại hậu quả nặng nề.
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Chúng ta thấy tỷ lệ người mang phình động mạch não là khá lớn, vậy có cần tầm soát không? Câu trả lời là có, nhưng không phải ai cũng cần tầm soát phình động mạch não. Những đối tượng có nguy cơ cao cần phải tầm soát là: có ít nhất 2 người họ hàng thân thiết (bà con ruột thịt) mang túi phình; những người có các bệnh lý như thận đa nang; bệnh lý mô liên kết (ehler danlos); những bệnh nhân lớn tuổi và tăng huyết áp; những bệnh nhân có tiền căn chảy máu não do vỡ phình động mạch não.
Khi nào tầm soát? Tầm soát trước tuổi 20 là không được khuyến cáo vì túi phình ở trẻ em là rất hiếm, tầm soát âm tính không có nghĩa là trong quá trình phát triển sẽ không có túi phình nên cần phải tầm soát lại. Một nghiên cứu, hình ảnh học lặp lại sau 5 năm những trường hợp tầm soát âm tính thì phát hiện thêm 7% xuất hiện túi phình mới.
Lứa tuổi nào thì ngưng tầm soát? Luôn nhớ rằng mục đích của tầm soát là cải thiện sức khỏe và tuổi thọ bệnh nhân. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân là yếu tố quyết định có tiếp tục tầm soát túi phình hay không.
Khi túi phình động mạch não bị vỡ, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng như thế nào?
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Một số bệnh nhân sẽ có dấu hiệu cảnh bảo túi phình sắp vỡ là đau đầu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đột ngột bị đau đầu dữ dội rồi tự hết - thông thường bệnh nhân nghĩ không có chuyện gì xảy ra nên họ sẽ không đến bệnh viện khám bệnh. Triệu chứng này do túi phình giãn lớn hoặc chảy máu trong thành của túi phình.
Đến khi túi phình vỡ bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau đầu, đau cổ gặp trong 97% các trường hợp. Thường xuất hiện đột ngột, dữ dội (bệnh nhân thường than là đau đầu dữ dội nhất mà họ từng bị), sợ ánh sáng, cứng gáy. Nếu nặng bệnh nhân có thể rối loạn ý thức từ ngủ gà cho đến hôn mê sâu, kèm theo yếu liệt nửa người hoặc không.
Để chẩn đoán phình động mạch não có những phương pháp nào?
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Đối với những bệnh nhân đến tầm soát đột quỵ thì chúng ta cần một phương tiện chẩn đoán chính xác và không phải làm tổn hại sức khỏe hoặc nguy cơ, rủi ro xuất hiện (tiêm thuốc tương phản). Để đáp ứng nhu cầu đó thì phương tiện chụp tầm soát chẩn đoán phình động mạch não được lựa chọn là MRI mạch máu não không tiêm thốc tương phản. Với hệ thống chụp MRI 3 tesla, có thể chụp mạch máu não không tiêm thuốc tương phản mà vẫn thấy rõ ràng các cấu trúc mạch máu não. Chúng tôi cũng đã từng phát hiện những túi phình khoảng 2 mm trên hệ thống MRI này - mà trước đây có thể bị bỏ sót mặc dù có tiêm thuốc tương phản.
Đối với các trường hợp phình động mạch não vỡ, sau khi bác sĩ thăm khám nghi ngờ vỡ phình động mạch não thì đầu tiên bệnh nhân sẽ được làm CT scan không tiêm thuốc để đánh giá xem có tình trạng chảy máu não hay không. Sau đó bước kế tiếp có thể làm CT mạch máu não (có bơm thuốc tương phản) hoặc MRI mạch máu não.
Nhưng tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán phình động mạch não vẫn là chụp mạch máu não số hóa xóa nền (DSA). Trên hình chụp DSA có thể cho chúng ta biết chính xác bệnh nhân có bao nhiêu túi phình; kích cỡ và các thông số cần thiết; đồng thời có thể gợi ý về các quyết định điều trị.
Với các tình trạng của túi phình chưa vỡ, bị rò rỉ, bị vỡ, các bác sĩ sẽ làm những gì để cứu bệnh nhân?
Còn những bệnh nhân mang túi phình đã vỡ gây chảy máu trong não thì việc điều trị loại bỏ túi phình ra khỏi vòng tuần hoàn càng sớm càng tốt là vấn đề không cần bàn cãi.
Việc điều trị phình động mạch não có hai phương pháp là mổ clip túi phình (bác sĩ ngoại thần kinh sẽ mở hộp sọ, bóc tách các tổ chức não để bộc lộ mạch máu mang túi phình, sau đó sử dụng kẹp chuyên dụng để kẹp ngang cổ túi phình) và can thiệp nội mạch (bác sĩ đặt ống thông từ động mạch đùi lên các động mạch mang túi phình, sau đó sử dụng một ống thông nhỏ hơn để đi vào túi phình và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để bít túi phình).
Cả hai phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó. Ví dụ phẫu thuật là phương pháp xâm lấn nhiều hơn vì phải mở sọ và bóc tách tổ chức não cũng như có những túi phình khó tiếp cận được, nhưng lại tỷ lệ loại bỏ túi phình cao hơn, ít tái phát. Còn phương pháp can thiệp nội mạch lại ít xâm lấn hơn, nhẹ nhàng hơn, có thể tiếp cận được hầu hết các túi phình ở các vị trí khác nhau nhưng tỷ lệ tái phát lại cao hơn.
Điều trị phình mạch máu não bằng can thiệp nội mạch chống chỉ định trong trường hợp nào?
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Sau khi xuất viện người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc đúng theo toa của bác sĩ, tái khám định kỳ, kiểm soát huyết áp, không hút thuốc lá; không sử dụng rượu bia vì sẽ làm tăng nguy cơ tái xuất huyết, hạn chế các hoạt động hàng ngày như làm việc nặng; lái xe… trong vòng 3 - 6 tuần.
Những bệnh nhân phình động mạch não sau điều trị sẽ được hẹn chụp lại mạch máu não sau 6 tháng và sau đó là sau 1 năm.
Người có tiền sử bị phình động mạch não có được đi máy bay không? Những hoạt động nào họ không nên tham gia?
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Vậy những bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch não có được đi máy bay không? Đối với những bệnh nhân có phình chưa vỡ thì vẫn có thể đi máy bay an toàn, bệnh lý này không nằm trong danh sách các bệnh lý có nguy cơ khi bay. Trên thế giới, đến nay họ chỉ ghi nhận rất ít các trường hợp vỡ phình động mạch não trên máy bay.
Đối với những phình động mạch não đã được điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch có thể gây ra một số sự cố như dịch chuyển vị trí của kẹp mạch máu hoặc các vật liệu nút mạch làm tăng nguy cơ vỡ lại, do đó một số tác giả khuyến cáo hạn chế đi máy bay đối với những trường hợp như vậy. Tốt nhất sau một vài tháng mới đi máy bay.
Những bệnh nhân mang phình động mạch não không nên hoạt động thể lực gắng sức; làm việc nặng; tránh tức giận hay stress lâm lý vì điều này có thể làm tăng huyết áp và gây vỡ phình động mạch não.
Những bệnh nhân đang trong độ tuổi sung sức cần chú ý việc “quan hệ vợ chồng” bởi điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ gây vỡ túi phình.
Những người đã từng có túi phình trước đây có thể có thêm những túi khác không ạ? Họ phải làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
ThS.BS Nguyễn Lưu Giang trả lời:
Như đã nói ở trên, những bệnh nhân mang túi phình động mạch não chưa cần phải điều trị thì nên kiểm soát tốt huyết áp; không hút thuốc; hạn chế rượu bia; hạn chế những hoạt động gắng sức; tái khám và chụp kiểm tra theo y lệnh của bác sĩ.
Một người có thể mang nhiều túi phình với kích thước khác nhau, khoảng 20-30% bệnh nhân sẽ có nhiều túi phình (trong đó: 75% bệnh nhân có 2 túi phình; 15% có 3 túi phình; 10% trên 3 túi phình). Cần xác định túi phình nào vỡ trước sẽ can thiệp trước, sau đó tiến hành điều trị túi có nguy cơ vỡ sau.
AloBacsi chân thành cảm ơn BS Nguyễn Lưu Giang.
TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỘT QUỴ Mời bạn đọc có các thắc mắc về đột quỵ, tai biến mạch máu não... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được các bác sĩ, chuyên gia trong ngành tư vấn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình