Hotline 24/7
08983-08983

Trizomibe Cream

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Công dụng
Trizomibe cream được chỉ định để điều trị tại chỗ các bệnh nấm như:
Nấm Candida ngoài da: Nấm kẽ giữa các ngón chân, ngón tay, nấm móng chân, móng tay, nấm lông tổ ong, nấm bẹn, âm hộ, đùi…
Hắc lào, lang ben, nước ăn chân do Malassezia furfur, viêm móng và quanh móng…
 
Liều dùng
 Dùng ngoài da: Sau khi rửa sạch vùng da bệnh, bôi một lượng thuốc vừa đủ, chà xát nhẹ nhàng tại vùng da bệnh, 2-3 lần/ngày.
 Bệnh thường đỡ trong vòng 1 tuần. Nếu bệnh không đỡ sau 4 tuần điều trị, cần phải xem lại chẩn đoán.
 Có khi phải điều trị đến 8 tuần.  Nên tiếp tục điều trị 2 – 4 tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng đã biến mất để tránh tái phát.
 Ở vùng da bệnh có nhiều vảy, chất tiết, mủ, dịch bẩn nên làm sạch trước khi bôi thuốc và tránh băng hay đắp kín.
Hàm lượng
Hoạt chất:  Clotrimazol 1%.
Tá dược: sorbitan stearat, tween 60, cetyl palmitat,  cetostearyl alcohol, benzyl alcohol, octyl dodecanol, nước tinh khiết.
Tác dụng phụ

Các phản ứng tại chỗ (> 1%) bao gồm bỏng nhẹ, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da.

Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng
Không dùng Clotrimazol cho điều trị nấm toàn thân.
Phải điều trị thuốc đúng thời gian chỉ định mặc dù các triệu chứng có thuyên giảm.
Chỉ dùng bôi ngoài da. Tránh để thuốc chạm mắt. Nếu có kích ứng hay nhạy cảm, phải ngưng dùng thuốc và thay bằng liệu pháp khác.
Tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm.

Có thể bạn quan tâm

090957****

Ngã xe đập cằm xuống đường, sau 3 tuần sờ thấy cục cứng có tự hết được không?

Nếu em không làm gì hết thì theo thời gian mô chai có thể tự tiêu dần, nhưng khá lâu, cũng có vài trường hợp không tiêu.

Xem toàn bộ

039295****

Ngủ dậy mắt 1 mí thành 2 mí, có đáng lo?

Việc tự nhiên mắt 1 mí chuyển sang 2 mí ít khi là do nguyên nhân bệnh lý, mà chỉ do sức cơ nâng mi bên đó mạnh hơn…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X