Thời tiết nắng nóng: Làm sao phân biệt sốc nhiệt và đột quỵ?
Thời gian vừa qua, cả nước oằn mình chịu đựng trận nắng nóng có thể là kinh khủng nhất từ đầu năm đến nay. Như tại Hà Nội nền nhiệt có nơi đo được lên đến 60 độ C, đợt nắng nóng đầu tiên này Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng chục trường hợp đến cấp cứu do bị đột quỵ.
Đây mới là thời điểm đầu hè và con số này sẽ còn gia tăng khi theo dự báo tình hình nắng nóng năm nay sẽ đạt mức kỷ lục.
Điều nguy hiểm hơn, vì thời tiết nắng nóng nên nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ với hiện tượng say nắng nên việc cấp cứu bị sai lệch, dẫn đến hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tử vong.
Vậy đột quỵ và sốc nhiệt, làm sao phân biệt?
Sốc nhiệt khác biệt hoàn toàn với đột quỵ não, nó không phải là một cơn tai biến mạch máu não, mặc dù cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Nếu sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhất là đối với những người làm việc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể thì đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển.
Nắng nóng là nguyên nhân trực tiếp gây sốc nhiệt. Nhưng với đột quỵ thì không, mà đây chỉ là yếu tố thuận lợi khiến những người có yếu tố nguy cơ của đột quỵ não như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh lý chuyển hóa, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… có thể bị đột quỵ.
Thường trước một cơn sốc nhiệt sẽ có một vài dấu hiệu cảnh báo như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa và chuột rút. Thông thường giai đoạn này được gọi là sự kiệt sức vì nóng, nếu như các triệu chứng được chữa trị kíp thời, thì sẽ không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng về sau.
Ngoài ra, với những người làm việc xuyên suốt dưới trời nắng bỗng nhiên ngã quỵ, người xung quanh không thể nhận biết là đột quỵ hay sốc nhiệt thì có thể dựa vào các triệu chứng điển hình.
Sốc nhiệt sẽ có dấu hiệu môi khô, mắt trũng, véo da để lại dấu… Còn đột quỵ có biểu hiện là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội.
Cách sơ cứu cơ bản nhất khi gặp người sốc nhiệt là bù nước có chất điện giải cho bệnh nhân, và đưa họ đến cơ sở y tế để bác sĩ đo huyết áp, làm mát cơ thể, truyền dịch để bù lại cho lượng nước đã mất, điều trị nâng huyết áp nếu bệnh nhân tụt huyết áp, điều trị hạ huyết áp nếu bệnh nhân có những cơn tăng huyết áp đột biến.
TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ khuyến cáo, quan sát tốt, nhận diện và sơ cứu đúng cách khi gặp người đột quỵ là “chìa khóa” để giảm biến chứng và nguy cơ tử vong. Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não, nghĩa là bệnh nhân càng được điều trị sớm thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống. Bởi một phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đột quỵ bị chết.
TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ khuyến cáo, quan sát tốt, nhận diện và sơ cứu đúng cách khi gặp người đột quỵ là “chìa khóa” để giảm biến chứng và nguy cơ tử vong. Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não, nghĩa là bệnh nhân càng được điều trị sớm thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống. Bởi một phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đột quỵ bị chết.
“Thời gian vàng” nhắc đến ở đây là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị, không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc hạ huyết áp, an cung. Đặc biệt, không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
Do đó, khi có người đột quỵ, chúng ta nên gọi điện thoại cấp cứu 115. Sau đó kiểm tra đường thở và sơ cứu theo nguyên tắc A-B-C.
- A (đường thở): kiểm tra đường thở bệnh nhân có thông thoáng không. Nếu bị tắc nghẽn do thức ăn hoặc dị vật nào đấy cần được khai thông đường thở ngay lập tức. Nới lỏng quần áo bệnh nhân. Ngoài ra, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu kê cao hơn. Tư thế này nếu bệnh nhân bị nôn sẽ không bị hít vào đường thở gây sặc. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống viên an cung, nhằm tránh nghẹt đường thở, vì an cung không có trong danh mục thuốc cấp cứu đột quỵ.
- B (Máu): xem bệnh nhân có bị chảy máu ở đâu không. Nếu có, cần băng ép vết thương để cầm máu. Tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong trước khi xe cứu thương đến.
- C (Tuần hoàn máu): rờ các mạch máu lớn của bệnh nhân ở các vị trí như cổ, đùi… xem còn đập hay không. Nếu còn, di chuyển bệnh nhân đến nơi bằng phẳng nghỉ ngơi, chờ cấp cứu đến. Nếu ngưng thở, cần làm hồi sức tim phổi.
Hãy lắng nghe cơ thể, khi vượt quá sức khỏe chịu đựng nó sẽ phát ra hồi chuông cảnh báo, nếu thấy mệt cần phải tạm dừng công việc, nghỉ ngơi. Ảnh: Internet
Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng như thế nào?
Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, không chỉ cảnh giác với sốc nhiệt hay đột quỵ mà chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe hơn nữa. Nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường cần hết sức lưu ý: nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài khi trời nắng nóng thì cố gắng tránh thời điểm từ 12g trưa đến 16g. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.
Hãy lắng nghe cơ thể, khi vượt quá sức khỏe chịu đựng nó sẽ phát ra hồi chuông cảnh báo, nếu thấy mệt cần phải tạm dừng công việc, nghỉ ngơi.
BS Cường cho biết: “Với những người có tiền sử đột quỵ thì phải hết sức cẩn thận, tránh đi ra ngoài vào giữa trưa và đầu buổi chiều. Nếu buộc phải đi ra ngoài thì nên che chắn cẩn thận, mang nước theo uống, kiểm soát huyết áp thường xuyên, tránh cơn tăng huyết áp đột ngột và cả những cơn tụt huyết áp khi lượng mồ hôi ra quá nhiều. Việc ra mồ hôi cũng khiến thể tích tuần hoàn giảm, dễ hình thành cục máu đông gây đột quỵ”.
Ngoài ra, theo BS Cường điều trị đột quỵ quan trọng nhất là tìm nguyên nhân và phòng ngừa tái phát. Những người có triệu chứng đột quỵ; từng đột quỵ nhẹ hoặc có những yếu tố nguy cơ cao như: trên 50 tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, uống rượu bia nhiều; những người có các triệu chứng đau đầu kinh niên, động kinh cần phải đi tầm soát đột quỵ.
Việc chẩn đoán đột quỵ lý tưởng nhất là chụp bằng máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla, hình ảnh rõ ràng, xâm lấn bằng 0. Rất nhiều trường hợp đã được phát hiện kịp thời bằng cách này.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
TÁI KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN ĐỘT QUỴ Tiếp nối những thành công của chương trình tư vấn đột quỵ năm 2018, bắt đầu từ 1/5 đến hết tháng 12/2019, AloBacsi tiếp tục phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược Hậu Giang tái khởi động chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: Tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày; Tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và Tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...
Mời bạn đọc có các thắc mắc về đột quỵ, tai biến mạch máu não... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được các bác sĩ, chuyên gia trong ngành tư vấn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình