Tắm mỗi ngày, tưởng sạch hóa ra không cần thiết mà còn hại thân
Xét trên cơ sở khoa học, việc tắm quá thường xuyên không hề có lợi cho sức khỏe và cơ thể như chúng ta vẫn thường nghĩ, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Chúng ta đều nghĩ tắm mỗi ngày chuyện hết sức bình thường, ai cũng làm vậy. Nhưng đó có thật sự là chuyện dĩ nhiên, không cần bàn cãi? Thực tế khoa học đã chứng minh, tắm mỗi ngày là không cần thiết, thậm chí còn gây bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Tạp chí Times đã từng đăng tải, “chúng ta đều cho rằng tắm rửa làm sạch cơ thể, giữ vệ sinh cơ thể; nhưng ngành vi sinh vật học lại cho biết, thực tế không như vậy”. Tạp chí này cũng cho biết, “Nếu bạn trên cơ thể có mùi lạ hoặc vừa tập thể dục, tắm rửa có thể làm sạch và làm mất đi mùi lạ trên cơ thể bạn. Nhưng để phòng tránh các loại bệnh thì chỉ cần rửa tay là đủ rồi”.
Phó giáo sư khoa da liễu, đại học George Washington C.Brandon Mitchell kiến nghị, những người có thói quen tắm mỗi ngày không nên tắm toàn thân, “ khi tắm chúng ta chỉ cần vệ sinh những vùng mà tuyến nội tiết hoạt động mạnh và những vùng đưa chất thải trong cơ thể ra bên ngoài như phần nách, phần mông và phần bẹn là được”.
Vậy tắm bao nhiêu lần là vừa đủ? PGS Mitchell cho biết, nếu không bàn đến ngoại hình và mùi khó chịu, mỗi tuần tắm 1, 2 lần là đủ, “cơ thể chúng ta là một bộ máy vận hành rất hoàn hảo, việc tắm mỗi ngày hoàn toàn không cần thiết”.
Giải thích cơ sở khoa học
Lớp da trên cùng của chúng ta bao gồm các tế bào chết có tác dụng bảo vệ lớp da bên dưới. Lớp da trên gắn kết với nhau bằng chất béo hoặc liquid có tác dụng làm ẩm. Khi tắm, chúng ta chà sát lên da và phá vỡ gắn kết đó.
Chúng ta càng tắm nhiều, mức độ tổn hại càng lớn. Khi tắm quá thường xuyên bạn cho làn da quá ít thời gian để hồi phục (sản sinh lớp dầu tự nhiên) sau những tổn hại mà lần tắm trước gây ra. Đồng thời, việc tắm quá thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn có lợi khó phát triển trên da của bạn, mà đây là những vi khuẩn có lợi cho việc bảo vệ da và cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng.
Vậy làm thế nào để tắm ít nhưng vẫn sạch?
- Chú ý đến chất liệu vải của quần áo bạn mặc. Bạn nên mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi như cotton, đặc biệt là vào mùa hè. Những trang phục với chất vải như vậy không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, mà cũng giúp cho các lỗ chân lông của bạn không bị bít lại và chúng thấm hút mồ hôi và chất bẩn cũng rất tốt.
- Thay đồ lót hàng ngày. Việc này giúp bạn tránh mùi cơ thể như bạn muốn.
- Sử dụng lăn khử mùi hoặc các chế phẩm khử mùi chiết xuất tự nhiên như giấm táo.
- Dùng khăn ướt lau vùng nách, bẹn hoặc chỉ rửa những vùng này.
- Cạo lông nách thường xuyên để tránh giữ mồ hôi và mất vệ sinh.
Tóm lại, việc tắm hàng ngày làm lớp dầu tự nhiên và những vi khuẩn có lợi trên da trôi mất, đồng nghĩa làm giảm độ ẩm trên da và giảm chức năng chống khuẩn, nhiễm trùng của da khiến da bị khô, dễ kích thích và mẩn đỏ. Trong khi đó, làn da của chúng ta có cơ chế tự làm sạch mà không cần phải tắm, chính vì vậy hãy tắm một cách khoa học để có một làn da khỏe và đẹp các bạn nhé!
Tạp chí Times đã từng đăng tải, “chúng ta đều cho rằng tắm rửa làm sạch cơ thể, giữ vệ sinh cơ thể; nhưng ngành vi sinh vật học lại cho biết, thực tế không như vậy”. Tạp chí này cũng cho biết, “Nếu bạn trên cơ thể có mùi lạ hoặc vừa tập thể dục, tắm rửa có thể làm sạch và làm mất đi mùi lạ trên cơ thể bạn. Nhưng để phòng tránh các loại bệnh thì chỉ cần rửa tay là đủ rồi”.
Phó giáo sư khoa da liễu, đại học George Washington C.Brandon Mitchell kiến nghị, những người có thói quen tắm mỗi ngày không nên tắm toàn thân, “ khi tắm chúng ta chỉ cần vệ sinh những vùng mà tuyến nội tiết hoạt động mạnh và những vùng đưa chất thải trong cơ thể ra bên ngoài như phần nách, phần mông và phần bẹn là được”.
Vậy tắm bao nhiêu lần là vừa đủ? PGS Mitchell cho biết, nếu không bàn đến ngoại hình và mùi khó chịu, mỗi tuần tắm 1, 2 lần là đủ, “cơ thể chúng ta là một bộ máy vận hành rất hoàn hảo, việc tắm mỗi ngày hoàn toàn không cần thiết”.
Giải thích cơ sở khoa học
Lớp da trên cùng của chúng ta bao gồm các tế bào chết có tác dụng bảo vệ lớp da bên dưới. Lớp da trên gắn kết với nhau bằng chất béo hoặc liquid có tác dụng làm ẩm. Khi tắm, chúng ta chà sát lên da và phá vỡ gắn kết đó.
Chúng ta càng tắm nhiều, mức độ tổn hại càng lớn. Khi tắm quá thường xuyên bạn cho làn da quá ít thời gian để hồi phục (sản sinh lớp dầu tự nhiên) sau những tổn hại mà lần tắm trước gây ra. Đồng thời, việc tắm quá thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn có lợi khó phát triển trên da của bạn, mà đây là những vi khuẩn có lợi cho việc bảo vệ da và cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng.
(Nguồn: Internet)
Vậy làm thế nào để tắm ít nhưng vẫn sạch?
- Chú ý đến chất liệu vải của quần áo bạn mặc. Bạn nên mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi như cotton, đặc biệt là vào mùa hè. Những trang phục với chất vải như vậy không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, mà cũng giúp cho các lỗ chân lông của bạn không bị bít lại và chúng thấm hút mồ hôi và chất bẩn cũng rất tốt.
- Thay đồ lót hàng ngày. Việc này giúp bạn tránh mùi cơ thể như bạn muốn.
- Sử dụng lăn khử mùi hoặc các chế phẩm khử mùi chiết xuất tự nhiên như giấm táo.
- Dùng khăn ướt lau vùng nách, bẹn hoặc chỉ rửa những vùng này.
- Cạo lông nách thường xuyên để tránh giữ mồ hôi và mất vệ sinh.
Tóm lại, việc tắm hàng ngày làm lớp dầu tự nhiên và những vi khuẩn có lợi trên da trôi mất, đồng nghĩa làm giảm độ ẩm trên da và giảm chức năng chống khuẩn, nhiễm trùng của da khiến da bị khô, dễ kích thích và mẩn đỏ. Trong khi đó, làn da của chúng ta có cơ chế tự làm sạch mà không cần phải tắm, chính vì vậy hãy tắm một cách khoa học để có một làn da khỏe và đẹp các bạn nhé!
Theo An Nhiên - Trí thức trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình