Suýt mù vì nọc ong cắm sâu vào giác mạc
Tại BV Mắt Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 18 tuổi do mắt trái đau nhức, nhìn mờ. Trước đó, bệnh nhân bị ong đốti, sau đó mắt sưng nề...
Bệnh nhân đến khám cấp cứu tại BV huyện được điều trị thuốc sau 2 ngày thấy mi mắt đỡ phù, mở mắt
được nhưng nhìn mờ nên đến khám tại BV Mắt Trung ương.
Tại thời điểm khám, mi mắt trái bệnh nhân phù nề nhẹ, kết mạc cương tụ, giác mạc vùng gần trung tâm có một đám thẩm lậu, ở giữa có một ngòi ong cắm sâu khoảng 2/3 chiều dày giác mạc. Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy ngòi ong và điều trị thuốc. Sau điều trị bệnh nhân đỡ nhức mắt dần, phù nề giác mạc giảm, vết khâu giác mạc liền tốt. Bệnh nhân được ra viện, tiếp tục điều trị ngoại trú và hẹn khám lại.
TS. Lê Xuân Cung, BV Mắt Trung ương cho biết: Viêm giác mạc do ong đốt là một tai nạn ít gặp ở mắt, ngoài tổn thương tại giác mạc còn có thể gặp nhiều tổn thương tại các phần khác của mắt như viêm kết mạc hoại tử, viêm kết mạc nốt, viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi, đục thể thủy tinh, viêm dịch kính, gai thị, viêm hắc võng mạc, nhiễm trùng gây viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào.
Với tổn thương trên giác mạc, điều quan trọng là phải khám và điều trị sớm. Đặc biệt, nếu phát hiện có ngòi ong còn lưu trên giác mạc cần phải lấy ra càng sớm càng tốt để tránh nọc độc tiếp tục tiết ra gây tổn thương thêm, kết hợp với dùng thuốc tại mắt và toàn thân.
"Bởi vậy, ngay sau khi bị ong đốt vào giác mạc, người bệnh phải đến khám sớm để được điều trị đúng và kịp thời. Nếu đến muộn, nọc ong gây nhiễm độc giác mạc nặng (đặc biệt là tổn hại lớp nội mô) sẽ làm cho giác mạc bị đục, gây giảm thị lực trầm trọng"-TS. Cung khuyến cáo.
Tại thời điểm khám, mi mắt trái bệnh nhân phù nề nhẹ, kết mạc cương tụ, giác mạc vùng gần trung tâm có một đám thẩm lậu, ở giữa có một ngòi ong cắm sâu khoảng 2/3 chiều dày giác mạc. Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy ngòi ong và điều trị thuốc. Sau điều trị bệnh nhân đỡ nhức mắt dần, phù nề giác mạc giảm, vết khâu giác mạc liền tốt. Bệnh nhân được ra viện, tiếp tục điều trị ngoại trú và hẹn khám lại.
TS. Lê Xuân Cung, BV Mắt Trung ương cho biết: Viêm giác mạc do ong đốt là một tai nạn ít gặp ở mắt, ngoài tổn thương tại giác mạc còn có thể gặp nhiều tổn thương tại các phần khác của mắt như viêm kết mạc hoại tử, viêm kết mạc nốt, viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi, đục thể thủy tinh, viêm dịch kính, gai thị, viêm hắc võng mạc, nhiễm trùng gây viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào.
Với tổn thương trên giác mạc, điều quan trọng là phải khám và điều trị sớm. Đặc biệt, nếu phát hiện có ngòi ong còn lưu trên giác mạc cần phải lấy ra càng sớm càng tốt để tránh nọc độc tiếp tục tiết ra gây tổn thương thêm, kết hợp với dùng thuốc tại mắt và toàn thân.
"Bởi vậy, ngay sau khi bị ong đốt vào giác mạc, người bệnh phải đến khám sớm để được điều trị đúng và kịp thời. Nếu đến muộn, nọc ong gây nhiễm độc giác mạc nặng (đặc biệt là tổn hại lớp nội mô) sẽ làm cho giác mạc bị đục, gây giảm thị lực trầm trọng"-TS. Cung khuyến cáo.
AloBacsi.vn
Theo Pháp luật & Xã hội
Theo Pháp luật & Xã hội
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình