"Sống chung" với thận nhân tạo
Với bệnh nhân bị suy thận, bên cạnh việc chạy thận hằng tuần, cách chọn thực phẩm để ăn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.
Ngoài chế độ ăn, bệnh nhân suy thận cần được tầm soát các bệnh kèm theo như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, và các bệnh mạn tính khác; tránh sử dụng các thuốc gây độc cho thận như thuốc lao, thuốc điều trị đau khớp, hạ sốt... Khi sử dụng thuốc phải thông báo cho bác sĩ điều trị để có sự hướng dẫn phù hợp. |
Khác với người bị suy thận chưa chạy thận, bệnh nhân chạy thận bị mất một lượng đạm trong quá trình lọc máu, dễ dẫn đến phù, teo cơ và suy giảm hệ miễn dịch.
Vì vậy, cần ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt thăn, cá, thịt gia cầm, trứng... Những thực phẩm giàu protein rất cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể, tránh cho cơ thể không bị gầy sút.
Đặc biệt, nó còn làm tăng hồng cầu, tránh hiện tượng thiếu máu, góp phần duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Với bệnh nhân chạy thận, khi đã được lọc máu, thận nhân tạo đã thải bớt ure, nên người bệnh có thể ăn vào một lượng đạm gần như bình thường.Các thực phẩm được chế biến bằng cách nướng, hấp, ninh... luôn được các bác sĩ khuyên dùng thay cho đồ chiên, rán.
Chế độ ăn nhạt là rất cần thiết, đặc biệt khi người bệnh bị phù, tăng huyết áp và suy tim. Ăn nhạt để giúp kiểm soát huyết áp và để giảm tăng cân giữa hai kỳ lọc máu.
Để hạn chế muối, người bệnh cần phải tuân theo cách thức nghiêm ngặt sau: khi nấu thức ăn, không cho muối, nước mắm và tránh dùng thức ăn có chứa nhiều muối như hải sản biển, cua, cá, mực, tôm...; không nên ăn các loại thịt hộp, cá hộp, patê, xúc xích, lạp xưởng, giò chả, thịt quay, các loại thịt hun khói, nước sốt, dưa hành muối...
Người bệnh cần tránh dùng thức ăn có chứa nhiều muối vì nồng độ muối cao trong cơ thể sẽ kích thích cảm giác khát nước và đây là yếu tố thuận lợi cho việc tăng cân giữa hai lần lọc máu, đồng thời làm cho tình trạng huyết áp càng tăng cao.Do đó, người bệnh chỉ được phép đưa vào cơ thể 4-6gr muối một ngày nếu chỉ số huyết áp bình thường, còn huyết áp quá cao, chỉ được sử dụng 1-2gr muối một ngày.
Nên ăn mỗi ngày những loại rau quả như táo, lê, mận, sơ ri, đào, bầu bí, su su, bắp cải, súp lơ...
Khi lọc máu sẽ bị lọc bớt vi lượng, nhất là các loại sinh tố tan trong nước như nhóm sinh tố B, C, vì vậy người bệnh phải cung cấp thêm các yếu tố này, giúp làm tăng hiệu quả của các thuốc điều trị thiếu máu.
Chế độ ăn hằng ngày giàu dinh dưỡng rất cần thiết cho mỗi bệnh nhân khi chạy thận, tuy nhiên để bổ sung đủ các vi chất đã bị mất trong quá trình lọc máu, mỗi ngày nên uống thêm thực phẩm dinh dưỡng bổ sung. Đây cũng là lựa chọn an toàn giúp cung cấp các acid amin cần thiết, dễ hấp thu, củng cố hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể.
Người chạy thận: Ăn gì và ăn như thế nào? Có nhiều loại thực phẩm chứa canxi - một vi chất cần thiết cho cơ thể, cũng là khoáng chất cần bổ sung đối với bệnh nhân chạy thận. Tuy nhiên, người chạy thận nhân tạo chỉ nên dùng những thực phẩm giàu canxi nhưng nghèo photpho. Sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao, lại tương quan thích hợp với photpho và magiê nên dễ đồng hóa và được sử dụng hoàn toàn trong cơ thể. Theo đó, sữa chua là thực phẩm rất tốt để bổ sung canxi cho người chạy thận. Cá kho, cá hộp cũng có lượng canxi cao, tương quan thích hợp với photpho và magiê. Các loại đậu đỗ có tương quan canxi với magiê và photpho tốt hơn nên có giá trị hơn ngũ cốc - là loại thực phẩm cũng giàu canxi nhưng khó đồng hóa hơn. Những thức ăn người chạy thận nhân tạo nên dùng: - Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn dây, khoai lang. - Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt. - Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải. - Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm. Các món ăn có lợi nhất cho người chạy thận nhân tạo: - Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ. - Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc. - Bột sắn dây. Lượng thực phẩm dùng trong một ngày: - Đạm từ thịt nạc, cá tôm: 100gr. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ. - Bột đường từ gạo hoặc mì: 120gr. Có thể thay bằng 150gr miến dong hoặc 300gr khoai lang, khoai sọ. - Rau xanh (dưa chuột, bí xanh, rau cải...): 200-300gr. - Trái cây (như chuối, na,
vải, nhãn): 200-300gr. |
Theo BS Bạch Long - DNSGO
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình