Sơ cứu nhanh khi bị trật khớp
Những triệu chứng của trật khớp bao gồm bộ phận bị tổn thương biến dạng hoặc nhô ra ngoài, bị sưng nề hoặc bầm tím quanh vùng bị thương.
Triệu chứng trật khớp
Để sơ cứu trật khớp nhanh chóng và giảm đau đớn cho nạn nhân, người sơ cứu cần nhận biết rõ những triệu chứng trật khớp, bao gồm bộ phận bị tổn thương biến dạng hoặc nhô ra ngoài, bị sưng nề hoặc bầm tím quanh vùng bị thương. Nạn nhân không cử động được và bị đau dữ dội, hoặc có cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở gần nơi tổn thương (ở bàn chân trong trường hợp trật khớp gối hoặc ở bàn tay trong trường hợp trật khớp khuỷu).
Để sơ cứu trật khớp hiệu quả, việc đầu tiên phải nhận biết được các triệu chứng của bệnh
Hạn chế di chuyển, cử động
Việc đầu tiên cần làm ngay sau khi xác định nạn nhân bị trật khớp là không nên để nạn nhân di chuyển, cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Tuyệt đối không ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động để đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. Điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.
Cố định khớp
Tiếp theo, nạn nhân cần được cố định khớp ở tư thế đúng với vị trí trước đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương. Ví dụ, nếu nạn nhân bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng một miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.
Chườm lạnh
Nên sơ cứu bong gân bằng đá lạnh, không được chườm nóng hay dùng rượu thuốc để xoa, bóp
Không được chườm nóng, đắp muối hoặc dùng rượu thuốc, mật gấu để xoa bóp nhằm giảm đau. Nếu nạn nhân có những triệu chứng của trật khớp, chỉ nên chườm lạnh lên vùng khớp đang bị sai để tránh và giảm sung phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm.
Phòng ngừa tình trạng trật khớp
Để phòng ngừa trật khớp, chỉ nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe để tránh tình trạng quá sức. Nếu thích chơi các môn thể thao mạnh, có sự va chạm, nguy hiểm cho xương khớp, nên trang bị bảo vệ cho các khớp xương dễ gặp nạn.
Khi nếu nạn nhân đã từng trật khớp một lần, cần hết sức lưu ý khi hoạt động vì khớp rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên chọn những môn thể thao như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, và vận động nhẹ vì nó tốt cho các khớp xương hơn.
Theo Ly Ly - Chất lượng Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình