Hotline 24/7
08983-08983

Sau bão Yagi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do rắn độc cắn

Ngày 11/9/2024, Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thông tin, cuối ngày và đêm 7/9 đến rạng sáng 8/9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.

Bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn đang được hồi sức tích cực tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời điểm mưa bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng,… ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn.

Bên cạnh đó, hiện nay, môi trường sống tự nhiên của động vật bị phá vỡ và thu hẹp lại, nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục và các động vật gây hại buộc phải tới sống xen kẽ với khu vực dân cư. Như vậy, rất dễ xảy ra tiếp xúc với con người và các tai nạn đáng tiếc.

Một bệnh nhân bị hoại tử nhiễm trùng bàn tay do rắn hổ mang cắn hiện đang được điều trị tại Trung tâm chống độc ngày 7/9/2024 (Ảnh: BVCC)

Với các ca nhập viện, bệnh nhân bị cắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đa phần, người dân bị cắn/đốt khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng trong và sau bão, tiếp xúc với các các bờ cây, bụi cỏ, đống rác hay lá cây, điều kiện quan sát hạn chế. Đặc biệt, có trường hợp rắn độc chui vào nhà cắn khi bệnh nhân đang ngủ.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh, các loài rắn độc và côn trùng có độc ưa hoạt động trong bóng tối, ban đêm. Trong điều kiện bóng tối chúng sẽ hoạt động mạnh, hung dữ hơn. Mưa bão ánh sáng bị hạn chế, nhiều nơi buộc phải cắt điện để đảm bảo an toàn cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị người dân bị rắn, côn trùng độc cắn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X