Nhột - cảm giác “vui vẻ” đáng sợ
Ai nhạy cảm với sự “đau” thì cũng rất dễ “nhột”. Nói theo kiểu dân gian, họ là những người “có máu buồn”.
Người sợ nhột có những tính cách gì?
Nhiều người sợ nhột đến mức người khác không cần đụng đến mình, chỉ thấy ngoáy ngoáy 2 ngón tay trỏ cũng đủ rúm người lại rồi.
Sợ nhột chẳng có gì là xấu, ngược lại nó chứng tỏ bạn có một hệ thần kinh nhạy cảm. Những người thần kinh suy nhược, trầm cảm... rất ít sợ nhột. Bình thường, khi bạn sợ nhột có nghĩa là bạn đang ở trạng thái tâm lý thoải mái, còn tự nhiên bạn không sợ nhột nữa đồng nghĩa với thần kinh bạn đang “có vấn đề”.
Các nhà tâm lý khẳng định, sợ nhột nói lên một tính cách của con người. Những người dễ nhột thường là người yêu say đắm hơn, nồng nàn hơn, chủ động hơn và trong đời sống lứa đôi cũng mạnh mẽ hơn so với những người ít nhột. Cũng có thể nói, người không biết nhột là gì thường là người lạnh lùng, vô cảm, lười biếng trong chuyện yêu đương.
Một điều tra tâm lý khác còn kết luận, những người dễ nhột, sợ nhột thường quan tâm đến người khác hơn, dịu dàng hơn (nhất là nữ) so với những người dửng dưng với sự nhột.
Nhột còn liên quan đến tâm trạng. Lúc vui dễ nhột hơn lúc buồn. Khi đang xem một tiết mục hài, xung quanh đầy ắp tiếng cười thì chỉ khẽ cù cũng làm bạn cười lăn cười lộn. Ngược lại, nói dại nếu phải đứng trước họng súng thì dù con sâu có chui vào lỗ tai, con muỗi có bay vào lỗ mũi thì người ta cũng chẳng có lấy một giọt “máu buồn”.
Cù - nhột - cười là 3 mắt xích liên hoàn. Lúc đó, não giải phóng một số hóa chất gây hưng phấn như endorphin, enkaphalin, dopamin, noradrenalin, adrenalin... Cho nên, cù còn có tác dụng tạo ra ham muốn tình dục vì nó kích thích các vùng dục cảm trên da. Chắc hơn ai hết, các bạn trẻ hiểu ngay rằng đó là cái cù rất nhẹ, cái cù mơn man như chiếc lông gà phớt qua.
Theo Tạp chí Đẹp
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình