Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên tắc điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng?

Em bị viêm mũi dị ứng, BS cho em thuốc về uống nhưng cứ hết thuốc là nó bị tái lại. Vậy cho em hỏi là sao ạ?

Chào BS,

Em bị đau rát mũi 5 tháng nay, có hiện tượng chảy nước mũi và hắt xì, khi nhìn vào bên trong thì 2 bên thành mũi bị lở, lâu lâu còn bị chảy máu.

Em đi khám nội soi mũi thì bên trong không bị gì, nói không phải bị viêm xoang mà bị viêm mũi dị ứng, xong bán thuốc cho em về uống. Nhưng uống hết thuốc là nó bị lại, vậy cho em hỏi em bị bệnh gì ạ?

(Vĩnh Trung - Đắk Lắk)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh lý viêm mũi dị ứng là do cơ thể em nhạy cảm, hay bị dị ứng, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, bệnh này sẽ thường xuyên tái phát, không thể điều trị khỏi hẳn. Em nên chăm sóc cơ thể tốt hơn, như tránh bụi bẩn, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ để tránh nhiễm trùng tai mũi họng cấp tính, em nhé.

AloBacsi xin hướng dẫn những nguyên tắc điều trị và phòng ngừa sau:

- Làm sạch dịch mũi: Khi viêm dị ứng, dịch tiết nhiều, làm cho mũi nghẹt, phải vệ sinh mũi xoang bằng cách: dùng chai nước muối 0.9% loại 500ml, treo cao khoảng 2 m, gắn dây dịch truyền dịch vào chai (tháo bỏ phần kim truyền, gắn ống hút vào thay thế), bạn ngồi trên ghế, đầu cúi về phía trước, dưới chân hứng chậu nước, mở khóa van cho nước muối xịt vào hốc mũi từng bên, như vậy các chất tiết nhầy sẽ loãng và bị trôi ra, làm cho sạch mũi. Ngày làm 1-2 lần tùy mức độ tiết dịch và sự khó chịu.

- Thuốc chống dị ứng tại chỗ: Sau khi mũi sạch, thoáng, dùng thuốc chống dị ứng tại chỗ xịt mũi mỗi ngày 1 lần, lần 2 nhát bóp, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng tại chỗ, thuốc ít tác dụng phụ (súc miệng sau xịt thuốc). Thuốc có thể dùng nhiều tháng. Bạn cần đến BS tai mũi họng để BS chỉ định dùng thuốc này.

Phòng ngừa: là bước rất quan trọng, do chính người bệnh phải thực hiện chủ động tích cực, lâu dài.

- Tránh khói, bụi, lạnh, nóng… loại trừ các nguyên nhân và yếu tố phối hợp gây bệnh (nếu có thể được).

- Vệ sinh môi trường sống: nhà cửa sạch, thoáng, grap giường phải thường xuyên gặt sạch, tránh nuôi chó mèo, chim…

- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tăng cường thể lực rất có tác dụng trong phòng ngừa dị ứng (chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…).

- Chế độ ăn: không ăn những thực phẩm gây dị ứng: bản thân phải tự xác định những loại thực phẩm này, nếu ăn vào bị gây ngứa, gây sổ mũi thì lần sau không dùng.

- Nên tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám chẩn đoán tình trạng bệnh lý, đồng thời khám sức khỏe tổng quát, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe chung.

Thân mến!
BS Trần Thị Thu Cúc
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X