Hotline 24/7
08983-08983

Người mắc COVID-19 có nguy cơ thuyên tắc phổi tăng gấp 33 lần, thế giới đã xuất hiện 28 biến thể SARS-CoV-2

Đây là những thông tin chính có trong bản tin tối ngày 9/4/2022 trên AloBacsi.

Thêm 39.334 ca COVID-19 mới, Hà Nội giảm sâu còn trên 2.000 ca

Tính từ 16g ngày 08/4 đến 16g ngày 09/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 34.140 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 34.138 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.195 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.715 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận trên 500 ca bệnh, bao gồm: Hà Nội (2.202), Bắc Giang (1.956), Nghệ An (1.656), Phú Thọ (1.652), Yên Bái (1.608), Lào Cai (1.544), Đắk Lắk (1.210), Bắc Kạn (1.118), Quảng Ninh (1.097), Quảng Bình (1.037), Lạng Sơn (990), Tuyên Quang (959), Vĩnh Phúc (954), Thái Bình (931), Hải Dương (820), Thái Nguyên (793), Bắc Ninh (720), Cao Bằng (708), TP. Hồ Chí Minh (636), Lâm Đồng (601), Hà Giang (589), Hưng Yên (538), Sơn La (520).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận dưới 500 ca bệnh, bao gồm: Bình Dương (489), Hà Nam (456), Lai Châu (454), Vĩnh Long (450), Hà Tĩnh (445), Bình Định (430), Nam Định (410), Quảng Trị (408), Gia Lai (395), Hòa Bình (383), Ninh Bình (359), Bình Phước (356), Đắk Nông (348), Tây Ninh (332), Quảng Ngãi (322), Điện Biên (309), Bến Tre (283), Đà Nẵng (281), Cà Mau (278), Thừa Thiên Huế (251), Quảng Nam (251), Phú Yên (236), Thanh Hóa (226), Bà Rịa - Vũng Tàu (197), Hải Phòng (132), Khánh Hòa (119), Kiên Giang (116), Long An (94), Bình Thuận (90), An Giang (88), Trà Vinh (87), Bạc Liêu (67), Ninh Thuận (36), Kon Tum (27), Sóc Trăng (23), Cần Thơ (22), Đồng Nai (21), Đồng Tháp (15), Hậu Giang (10), Tiền Giang (3).

Tiếp đà giảm mạnh, Việt Nam có ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận dưới ngưỡng 50.000 ca mắc mới. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 46.131 ca/ngày, giảm 44% so với trung bình 7 ngày trước đó.

Hôm nay ghi nhận 63 ca tử vong tại 26 ca tử vong tại: Đắk Lắk (7 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (4), Bạc Liêu (2), Kiên Giang (2), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Hà Tĩnh (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Vĩnh Long (1).

Số tử vong trung bình ghi nhận trong 7 ngày qua là 33 ca, giảm 24% so với trung bình 7 ngày trước đó. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 42.794 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.551 ca, giảm 43% so với trung bình 7 ngày qua. Trong đó, thở oxy qua mặt nạ 1.070 ca, thở oxy dòng cao HFNC hơn 200 ca, thở máy xâm lấn 41 ca, thở máy xâm lấn 201 ca, 2 ca ECMO.

Người mắc COVID-19 có nguy cơ thuyên tắc phổi tăng gấp 33 lần

Một nghiên cứu mới được công bố ngày 7/4 trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) cho thấy, những người mắc COVID-19 có nguy cơ đông máu nghiêm trọng tối đa trong 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Cụ thể, để tìm hiểu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ hơn 1 triệu người tại các cơ quan đăng ký quốc gia của Thụy Điển, những người đã mắc COVID-19 từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2021.

Họ phát hiện ra rằng những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao bị thuyên tắc phổi, có máu đông gây tắc nghẽn động mạch trong phổi, lên đến 6 tháng sau khi mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết, người nhiễm SARS-CoV-2 cũng có nguy cơ tăng huyết khối tĩnh mạch sâu, lên đến 3 tháng sau khi mắc bệnh.

Sau khi xem xét một loạt các yếu tố, họ nhận thấy nguy cơ thuyên tắc phổi tăng gấp 33 lần đối với người mắc COVID-19, cũng như nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng gấp 5 lần.

Nghiên cứu cho thấy, những người có triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng và những người có bệnh nền có nhiều nguy cơ gặp những tình trạng kể trên hơn. Tuy nhiên, ngay cả những người mắc COVID-19 nhẹ và không cần nhập viện cũng có nguy cơ thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Australia phê duyệt vắc xin Pfizer tiêm tăng cường cho trẻ 12 đến 15 tuổi

Ngày 8/4, Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu của Australia (TGA) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer đã được phê duyệt tạm thời để tiêm tăng cường cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi.

Với thông báo mới này, cho đến nay, vắc xin COVID-19 của Pfizer đã được cấp phép để sử dụng làm liều bổ sung cho tất cả mọi người đủ 12 tuổi trở lên tại Australia bất kể người dân trước đó đã tiêm loại vắc xin nào. Việc tiêm liều vắc xin thứ 3 chỉ đi kèm với một điều kiện là người được tiêm đã hoàn thành liều cơ bản đủ 6 tháng.

Thông báo cập nhật của TGA cũng cho biết, Nhóm chuyên gia về tiêm chủng (ATAGI) đang xem xét có nên đưa liều vắc xin Pfizer tăng cường vào chương trình vắc xin COVID-19 của quốc gia hay không. Đây sẽ là bước cuối cùng trước khi chính phủ đưa ra lộ trình để triển khai chương trình tiêm liều bổ sung cho trẻ em.

Thế giới đã xuất hiện 28 biến thể SARS-CoV-2, trong đó có 5 biến thể đáng quan ngại

Thế giới đã xuất hiện 28 biến thể SARS-CoV-2, trong đó có 5 biến thể đáng quan ngại, độc lực cũng như khả năng lây lan của các biến thế này cũng có sự thay đổi khác nhau.

TS Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam thông tin, hiện tại, có hai biến thể đáng quan ngại đang lưu hành, đó là Delta và Omicron, trong đó biến thể Omicron là biến thể chiếm ưu thế và đang lưu hành trên toàn cầu. Vì virus SARS-CoV-2 vẫn đang tiếp tục tiến hóa, và không có gì đảm bảo rằng Omicron là biến thể đáng quan ngại cuối cùng hoặc biến thể đáng quan ngại tiếp theo sẽ ít nghiêm trọng hơn. WHO sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ và đánh giá nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên quan đến sự xuất hiện của các dòng và biến thể mới.

Về biến thể XE mới xuất hiện, TS Kidong Park thông tin, đây là dạng tái tổ hợp của hai dòng của biến thể phụ của Omicron là dòng BA.1 và dòng BA.2. Dựa trên những phân tích dữ liệu ban đầu, dòng XE của biến thể Omicron dễ lây nhiễm hơn một chút so với dòng BA.2 của biến thể Omicron - tăng khoảng 10% khả năng lây nhiễm; tuy nhiên, phát hiện này cần được xác nhận thêm.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X