Hotline 24/7
08983-08983

Ngày 14/1, Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca; Người Việt về nước dịp Tết Nguyên đán sẽ rất lớn

Ngày 14/1, Bộ Y tế công bố 16.040 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca. Trong ngày có gần 5.000 bệnh nhân khỏi, 171 ca tử vong.

Có 16.040 ca mắc COVID-19, Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca

Tính từ 16h ngày 13/01 đến 16h ngày 14/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.040 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 16.026 ca ghi nhận trong nước.

Cụ thể, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (3.029), Đà Nẵng (765), Bình Định (711), Khánh Hòa (680), Bình Phước (643), Bến Tre (555), Cà Mau (526), Hải Phòng (507), Tây Ninh (432), Hưng Yên (414), TPHCM (402), Quảng Ngãi (397), Vĩnh Long (375), Bắc Ninh (319), Thừa Thiên Huế (310), Thanh Hóa (290), Trà Vinh (283), Quảng Ninh (265), Quảng Nam (262), Vĩnh Phúc (247), Hải Dương (227), Bắc Giang (221), Thái Nguyên (216), Hòa Bình (199), Nghệ An (194), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Nam Định (181), Đắk Lắk (176), Phú Yên (169), Bạc Liêu (157), Hà Giang (149), Đắk Nông (146), Cần Thơ (139), Đồng Tháp (135), Thái Bình (125), Hậu Giang (119), Kiên Giang (118), Bình Dương (113), Tuyên Quang (113), Gia Lai (107), Bình Thuận (103), Quảng Trị (98), Đồng Nai (92), Phú Thọ (91), Quảng Bình (88), Hà Nam (87), An Giang (81), Lào Cai (80), Lạng Sơn (79), Điện Biên (75), Sóc Trăng (74), Sơn La (73), Yên Bái (72), Ninh Bình (68), Lai Châu (52), Kon Tum (45), Hà Tĩnh (38), Ninh Thuận (38), Long An (33), Tiền Giang (27), Cao Bằng (21), Bắc Kạn (10).

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TPHCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng trong nhiều ngày qua

TPHCM: Hàng nghìn người bị hậu COVID-19

Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, hơn một tháng qua, khoảng 4.000 bệnh nhân đến Phòng khám hậu COVID tại Bệnh viện bởi các di chứng mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, rụng tóc...

Trong đó, 50% bị những biến chứng nặng nề, nguy hiểm về tim mạch, phổi như viêm phổi, xơ phổi, suy hô hấp cấp và mạn tính, đông máu gây thuyên tắc mạch máu phổi, tĩnh mạch, đột quỵ... 

Khoảng 80% bệnh nhân mắc di chứng với các triệu chứng dai dẳng đặc trưng, kéo dài một vài tuần đến 3-4 tháng. Nhiều nhất là mệt, khó thở, rụng tóc, hồi hộp tim đập nhanh... Nhiều người bị thêm tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, bồn chồn, kèm mất ngủ và mau quên, không tập trung - những di chứng về tâm thần kinh.

Số bệnh nhân đến khám trung bình từ 70-80 ca, nhưng nay lên 150 trường hợp mỗi ngày và dự báo còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Còn tại bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM, cũng đã tiếp nhận 1.050 ca khám hậu COVID-19. Trong đó, 59% kèm theo bệnh lý nền, 341 trường hợp phải nhập viện điều trị. Vấn đề chủ yếu là hô hấp cấp, hô hấp mãn tính, tim mạch, một số bệnh lý có thể gây xuất huyết não. Về tâm lý, nhiều bệnh nhân bị stress, rối loạn lo lâu, rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân COVID-19 từ 30-50 tuổi, không có bệnh lý nền, vẫn ghi nhận triệu chứng như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, stress… hậu nhiễm.

BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM khuyến cáo tất cả người bệnh COVID-19 cần tái khám  2-4 tuần sau xuất viện, để đảm bảo khỏe mạnh hoàn toàn, không còn di chứng.

Theo BS Phan Minh Hoàng, khi bệnh nhân trở lại thăm khám sớm, sẽ được thực hiện xét nghiệm, đánh giá tổng quát thể trạng. Từ đó, kịp thời điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Lượng khách về nước dự báo sẽ rất lớn trong dịp Tết Nguyên đán

Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, khoảng 140.000 người Việt Nam có nhu cầu về nước đón Tết Nguyên đán. Dự báo lượng khách về Việt Nam sẽ vượt 30.000 hành khách/tuần, bao gồm cả công dân Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài là khách ngoại giao, công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư...

Hiện tại, Cục Hàng không Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với Nhà chức trách hàng không các nước, vùng lãnh thổ đang triển khai kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ (kế hoạch) để thống nhất nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ với Việt Nam và tăng tần suất các chuyến bay trong điều kiện phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán.

“Việc mở rộng các điểm đến, tần suất nêu trên là cần thiết, phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách, tạo điều kiện để hỗ trợ tất cả các các hãng hàng không Việt Nam có cơ hội tham gia khai thác thị trường thường lệ quốc tế, khắc phục khó khăn để đứng vững và phát triển”, Cục Hàng không nhận định.

Bệnh viện công đầu tiên tại Việt Nam có trung tâm can thiệp bào thai

Sáng 14/1, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khai trương Trung tâm can thiệp bào thai (thuộc Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh). Đây là bệnh viện công đầu tiên tại Việt Nam thành lập riêng một trung tâm chuyên về kỹ thuật này.

Trước đó, cơ sở y tế này cũng là bệnh viện công đầu tiên thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai, bắt đầu từ năm 2019. 

Kỹ thuật can thiệp bào thai tại bệnh viện đã giúp cứu sống hơn 100 thai nhi, bằng cách đưa dụng cụ vào trong bụng thai phụ để sửa chữa những bất ổn có thể gây hỏng, thai lưu hoặc dị dạng cho trẻ. Sau can thiệp, bệnh nhân có thể tiếp tục thai kỳ như bình thường.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X