Hotline 24/7
08983-08983

Nám da thường "ghé thăm" đối tượng nào?

Câu hỏi

Nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng nám da, tàn nhang và đồi mồi thưa bác sĩ Đoàn Mạnh Khải? Nám da thường gặp ở độ tuổi nào, những ai dễ bị nám da?

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Các chị em phụ nữ thân mến,
Nguyên nhân của nám do sự sản xuất quá mức melanin - đây là sắc tố tạo ra màu đen, hiện diện ở trong da cũng như ở lông, tóc, màu mắt. Sự tập hợp nhiều sắc tố dẫn đến hiện tượng tăng sắc tố và xuất hiện những đốm nâu.

Cơ chế làm tăng sản xuất melanin có rất nhiều nguyên nhân, gồm nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Nguyên nhân bên trong là nội tiết, liên quan đến yếu tố di truyền tức là do gen quy định. Còn nguyên nhân bên ngoài là môi trường, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, tiếp xúc thường xuyên với nắng, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, nhất là những loại mỹ phẩm có chứa thành phần gây tổn hại da sẽ kích thích hiện tượng tăng sắc tố da. Hoặc da bị tổn thương lâu ngày do các biện pháp điều trị hoặc chăm sóc da không đúng cách cũng gây ra tình trạng tăng sắc tố da.

Với tàn nhang, đồi mồi thì tàn nhang là hiện tượng tăng sắc tố thường liên quan đến các bệnh lý di truyền nhiều hơn. Đồi mồi là tình trạng tăng sừng ở vùng da, tăng sắc tố da vùng da tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với nắng. Đồi mồi sẽ xuất hiện trễ ở những người lớn tuổi.

Nám da thường gặp ở độ tuổi dậy thì, tức là tăng melanin liên quan đến nội tiết.

Nám da cũng thường gặp ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sau sinh em bé lần đầu, do sự thay đổi nội tiết tố mà không có biện pháp bảo vệ, không chống nắng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, những vết nám này sẽ giảm dần sau khi sinh. Cũng có một số trường hợp sẽ tồn tại vĩnh viễn hoặc tăng dần theo thời gian. Mặc dù vậy, không phải phụ nữ nào mang thai cũng bị nám da mà còn liên quan đến yếu tố di truyền.

Những người dễ bị nám da thường là những người có cơ địa về di truyền và thường xuyên tiếp xúc với nắng mà không có biện pháp bảo vệ da, hoặc sử dụng những loại mỹ phẩm có chứa các thành phần corticoid.

Nám da xuất hiện chủ yếu trên mặt, là các đốm sắc tố sẫm màu, mức độ đậm nhạt khác nhau. Các vị trí nám thường xuất hiện là: đối xứng hai bên má, môi trên, cằm hoặc trán hoặc ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Nám da rất dễ nhận dạng vì có màu hơi thâm vàng hoặc hơi nâu, có kích thước không nhất định nhưng thường lớn hơn so với tàn nhang và đồi mồi.

Phân loại nám da:

Nám mảng: Đây là loại có “chân nám” nông (nằm ở lớp biểu bì - lớp trên cùng của da) và dễ điều trị dứt điểm nhất. Nám xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt, nguyên nhân là do các nhân tố khách quan từ môi trường nắng nóng, ô nhiễm hay việc dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc ngừa thai…

Nám sâu (nám đốm): Loại này có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Nếu soi trên máy có thể thấy ngay chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Nguyên nhân có thể do di truyền, nội tiết tố, hormon thay đổi đột ngột vì quá trình làm mẹ…Đây là loại nám “lì lợm” và khó điều trị nhất với thời gian kéo dài, thông thường chỉ có thể dứt điểm 80%.

Nám hỗn hợp: Nếu ai xuất hiện cả 2 loại nám nêu trên thì sẽ được xếp vào loại nám hỗn hợp. Loại này phức tạp ở chỗ phải điều trị bằng 2 cách cho những vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X