Mời đón xem livestream: Phòng ngừa và làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ
Cục máu đông là “thủ phạm” gây ra 80% các trường hợp đột quỵ não. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ này? Lời giải đáp sẽ có trong chương trình giao lưu với BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga phát sóng vào lúc 15g, thứ 5, ngày 29/4/2021. Mời bạn đọc đón xem.
1. Cục máu đông hình thành như thế nào?
Trong điều kiện bình thường, nội mô mạch máu có các chất chống đông ngăn cản sự kết dính của tiểu cầu và sự hoạt hóa các yếu tố đông máu. Khi lòng mạch có tổn thương sẽ kích hoạt hoạt hóa tiểu cầu và các yếu tố đông máu.
Tiểu cầu hoạt hóa và kết dính sẽ giải phóng ra rất nhiều cytokine và tạo bề mặt phức hợp tương tác với các yếu tố đông máu được hoạt hóa. Trong sự hình thành cục máu đông, thrombin đóng vai trò trung tâm, là cầu nối giữa quá trình hoạt hóa tiểu cầu và quá trình đông máu. Khi mạng lưới fibrin - tiểu cầu được hình thành sẽ giữ các tế bào hồng cầu và bạch cầu từ đó tạo nên các cục máu đông.
Cục đông máu hình thành trong não
Tiến triển của cục máu đông phụ thuộc vào sự cân bằng giữa quá trình đông máu và ly giải huyết khối. Thông thường, trong cơ thể người luôn tồn tại song song đông máu và ly giải nhưng vì một lý do nào đó làm mất cân bằng này, các vấn đề về máu sẽ xuất hiện, cùng với các yếu tố thuận lợi về bệnh tật có thể gây tai biến mạch máu.
Cụ thể, nếu quá trình đông máu diễn ra mạnh mẽ, lấn át quá trình ly giải máu, cục máu đông sẽ hình thành, từ đó có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu não. Quá trình ngược lại diễn ra có thể gây xuất huyết não. Nếu quá trình đông máu diễn ra mạnh hơn, cục máu đông được hình thành nhiều hơn và có khả năng gây tắc mạch máu cao hơn.
2. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ não?
Cục máu đông có thể hình thành bất kỳ thời điểm nào và xuất hiện trên bất kỳ ai. Nhưng trong đó, một số nhóm người luôn thường trực nguy cơ cao hơn cả. Đó là những người mắc bệnh:
Tăng huyết áp: là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ do sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ 2-6 lần, nên kiểm soát huyết áp bằng thuốc có thể giúp giảm nguy cơ đáng kể.
Hút thuốc lá: làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu. Hút thuốc có thể làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cholesterol cao và thừa cân: Cholesterol bị dư thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp “mở đường” cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ.
Ngoài ra, tình trạng này cũng thường gặp hơn ở những người có tiền sử nhồi máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua và cả những người lớn tuổi.
3. Người có cục máu đông, làm sao đừng để đột quỵ?
Theo các nghiên cứu, cục máu đông là “thủ phạm” gây ra 80% các trường hợp đột quỵ não. Vậy liệu có cách nào giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông? “Tiêu trừ” cục máu đông trên người có yếu tố nguy cơ như thế nào? Người có cục máu đông, làm sao đừng để đột quỵ?
Câu trả lời sẽ được BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Thống Nhất giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Phòng ngừa và làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ”.
Chương trình được phát sóng lúc 15g thứ 5, ngày 29/4/2021 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Kênh Youtube của AloBacsi và Website AloBacsi.vn.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời trực tiếp trong chương trình.
Trong mỗi chương trình, 2 độc giả có câu hỏi hay nhất sẽ nhận được phần quà từ nhãn hàng NattoEnzym.
Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng NattoEnzym - hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp ngừa đột quỵ nguyên liệu Nhật Bản của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình