Hotline 24/7
08983-08983

Mời đón xem livestream: Đột quỵ ngày nắng nóng, người bên cạnh giúp được gì?

Sơ cứu đột quỵ đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sống còn của người bệnh. Vậy nếu gặp người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, cần xử trí thế nào? BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga sẽ hướng dẫn cụ thể trong chương trình livestream phát sóng lúc 15g, thứ 7, ngày 24/4. Mời bạn đọc đón xem.

1. Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng gay gắt: Đề phòng đột quỵ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, những ngày sắp tơi (22/4 - 25/4), Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Bộ sẽ có đợt nắng nóng mới, có nơi nhiệt độ lên đến 39 độ C. Đây là thời điểm chúng ta cần phải cảnh giác với sự thay đổi của sức khỏe.

Đặc biệt là vấn đề đột quỵ (tai biến mạch máu não). Bởi theo nghiên cứu của Cơ quan Khai báo Đột quỵ Takashima (Nhật Bản), nguy cơ đột quỵ gây tử vong vào mùa hè cao gấp đôi mùa xuân và đông. Với người trên 50 tuổi và mắc mỡ máu cao, tỷ lệ này cao hơn gấp 3-4 lần.

Mặt khác, những người cao tuổi, người làm việc ngoài trời hay trong những khu vực nóng và môi trường làm việc không thoáng khí, người khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết… cũng cần phải lưu ý căn bệnh này.

Đột quỵ do sốc nhiệt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trong một khoảng thời gian dài. Đôi khi nó còn xảy ra trên nền đột quỵ do tắc động mạch trên não - đây là những trường hợp kinh điển, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Dù là tình huống nào thì cũng đều là tình trạng khẩn cấp, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng của đột quỵ do sốc nhiệt có thể bao gồm: nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đỏ, da khô nóng (cơ thể không còn đổ mồ hôi nữa - tuy nhiên vẫn có thể đổ mồ hôi nếu họ tập thể dục liên tục), khô, sưng lưỡi, thở dốc, khát nước, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, xây xẩm, tê yếu tay chân, phối hợp kém hoặc nói lơ, có những hành vi quá khích và kỳ quặc, mất ý thức, động kinh hoặc hôn mê.

2. Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng thế nào?

Nắng nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể sốc nhiệt, mất nước, máu đậm đặc hơn và tạo cục máu đông, gây hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não. Điều nguy hiểm hơn, vì thời tiết nắng nóng nên nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ khiến việc cấp cứu bị sai lệch, dẫn đến hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tử vong.

Vậy đột quỵ và sốc nhiệt, làm sao phân biệt?
Khi gặp người đột quỵ, nên sơ cứu như thế nào?
Phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng ra sao?

Câu trả lời sẽ được BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Thống Nhất giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề: "Đột quỵ ngày nắng nóng, người bên cạnh giúp được gì?".

Chương trình được phát sóng lúc 15g thứ 7, ngày 24/4/2021 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Kênh Youtube của AloBacsi và Website AloBacsi.vn.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trong mỗi chương trình, 2 độc giả có câu hỏi hay nhất sẽ nhận được phần quà từ nhãn hàng NattoEnzym.

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng NattoEnzym - hỗ trợ làm tan cục máu đông, giúp ngừa đột quỵ nguyên liệu Nhật Bản của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Xem thêm: Người có bệnh lý nào, tuổi bao nhiêu cần đề phòng đột quỵ mùa nắng nóng?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X