Hotline 24/7
08983-08983

Mất ngủ, mệt mỏi hậu COVID-19, bao lâu sẽ phục hồi?

Nhiều “cựu” F0 mô tả họ có giấc ngủ chập chờn hậu COVID-19 dẫn đến thiếu năng lượng, lờ đờ, mất hứng thú với việc ăn uống, suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy, mất ngủ, mệt mỏi hậu COVID-19, do nguyên nhân nào và khi nào sẽ chấm dứt? BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên ĐH Y Dược TPHCM, bác sĩ điều trị tại BV ĐH Y Dược TPHCM đã giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao bị mất ngủ hậu COVID-19?

Nhiều người mắc COVID-19 không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ đều "khỏe re" nhưng khỏi bệnh lại mất ngủ, mệt mỏi và sa sút tinh thần. Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, mệt mỏi hậu COVID-19 do đâu? Có liên quan đến vấn đề mắc COVID-19 nặng hay nhẹ trước đó không, thưa BS?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Sau khi mắc COVID-19, nhiều người không tránh khỏi những ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe. Hiện nay, người ta thấy có 3 vấn đề nổi bật ở những người gặp hội chứng hậu COVID-19, bao gồm: đau mỏi toàn thân, những ảnh hưởng đến đường hô hấp (ho và khó thở), sương mù não (hay quên, rối loạn giấc ngủ). Theo đó, vấn đề mất ngủ sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ khi bệnh nhân mắc COVID-19.

2. Biểu hiện của rối loạn giấc ngủ hậu COVID-19?

Rối loạn giấc ngủ sau nhiễm COVID-19 thường xảy ra với những biểu hiện nào thưa BS? Vì có người thì mô tả, dù ngủ được nhưng ngày hôm sau vẫn thấy mệt; có người lại trằn trọc, thao thức, mỗi đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng… Triệu chứng đa dạng của rối loạn giấc ngủ khiến nhiều người lo lắng. Mong BS cho lời khuyên.

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Như chúng ta đã biết, vấn đề hậu COVID-19 là một bệnh cảnh chưa có tiền lệ. Hậu COVID-19 xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, trong đó có mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, hay quên, lo âu hoặc hốt hoảng.

Theo đó, chúng ta cần phải theo dõi những triệu chứng hậu COVID-19 tác động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc như thế nào. Nếu triệu chứng nhẹ, có thể chúng ta cần một thời gian khoảng 1 - 3 tháng, thậm chí cả năm mới cải thiện. Nếu các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ thăm khám để có những đánh giá và tư vấn phù hợp.

3. Mất ngủ ở mức độ nào thì cần đi khám?

Như BS vừa chia sẻ, mất ngủ, khó ngủ là tình trạng rất nhiều người gặp phải trong thời kỳ hậu COVID-19. Xin BS cho biết, F0 khỏi bệnh nhưng bị mất ngủ thì mức độ nào có thể tự điều chỉnh tại nhà, mức độ nào cần đi khám?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Sau khi khỏi COVID-19, nếu người bệnh có những triệu chứng như: mệt mỏi, đau nhức khắp người, ho, khó thở, mất ngủ,… thì bước đầu chúng ta cần theo dõi xem những triệu chứng này có điều chỉnh được hay không.

Nếu thấy những triệu chứng này ngày càng trầm trọng thêm thì người bệnh nên khám để được các bác sĩ tư vấn, bổ sung những chất còn thiếu, cũng như áp dụng các phương pháp không dùng thuốc để hỗ trợ tốt nhất các vấn đề về sức khỏe, trong đó có mất ngủ.

4. Tình trạng mệt mỏi hậu COVID-19 liệu có phổ biến?

Riêng về tình trạng mệt mỏi trong giai đoạn hậu COVID-19 được các cựu F0 mô tả khá đa dạng. Có người nói là vừa khỏi F0 xong là chẳng muốn làm gì, tâm trạng chán nản. Có người thì mô tả “chỉ thở thôi cũng thấy mệt”. Theo BS ghi nhận trong quá trình thăm khám bệnh nhân hậu COVID-19 thì tình trạng mệt mỏi của họ nghiêm trọng tới mức độ nào, và khoảng bao nhiêu người trong số đó thật sự cần dùng thuốc hỗ trợ ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Có rất nhiều triệu chứng xảy ra trong thời gian hậu COVID-19, nhưng nổi bật nhất là 3 triệu chứng đau mệt mỏi, đau khắp người, mất ngủ,…

Do đó, điều quan trọng nhất là người khỏi COVID-19 cần giữ cho tinh thần thoải mái, lắng nghe cơ thể mình lên tiếng để từ đó có sự điều chỉnh thích hợp.

Đôi khi, người bệnh cho biết mình bị mệt mỏi, khó thở nhưng thực chất đó chỉ là do tâm lý. Chính vì thế, người bệnh cần phải đi khám, đánh giá về huyết học, sinh hóa để nhận được những tư vấn bổ sung phù hợp.

Hiện nay, nhiều người sau khi khỏi COVID-19 thì gặp các vấn đề tinh thần như cảm thấy cô đơn, mệt mỏi do cách ly ở nhà hay xa gia đình, không tiếp xúc với xung quanh. Từ đó, yếu tố tinh thần tác động đến thể chất làm cho người bệnh càng ngày càng nặng thêm, mệt mỏi hơn. Đồng thời, điều này cũng làm cho tinh thần và thực thể ngày càng xa nhau, gây bất lợi cho sức khỏe tổng thể.

5. "Sương mù não” trong Đông Y được mô tả thế nào?

Một vấn đề hậu COVID được các nước phương Tây mô tả là “sương mù não” (brain fog) với nhiều triệu chứng đa dạng: căng thẳng, lo lắng vô cớ, trầm cảm, ngại tiếp xúc người khác, mất ngủ, hay quên, dễ nhầm lẫn… trong Y học cổ truyền có ghi nhận chứng nào tương tự như vậy chưa, được gọi tên là gì, thưa BS?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Y học cổ truyền từ ngàn xưa cũng đã đề cập đến vấn đề mất ngủ do 2 nguyên nhân chính là ngoại nhânnội nhân. Trong đó, nội nhân là yếu tố tác động chính đến giấc ngủ. Người ta lý giải có 7 loại cảm xúc thuộc “nội nhân” nếu thái quá quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, trong y học cổ truyền gọi là “thất tình” (Hỷ - Nộ - Ưu - Tư - Bi - Khủng - Kinh). Trong đó, “hỷ” là vui vẻ, sung sướng; “nộ” là tức giận; “ưu” là u sầu, buồn bã; “” là tư lự, lo nghĩ, “bi” là đau buồn, đau thương; “khủng” là sợ hãi; “kinh” là kinh hãi, sửng sốt quá mức.

Chẳng hạn, trong đợt dịch COVID-19, người ta cảm thấy lo âu, sợ hãi quá mức cũng gây nên tình trạng mất ngủ. Trong Y học cổ truyền, hội chứng mất ngủ được gọi là chứng “thất miên”. Theo đó, mục tiêu của Y học cổ truyền là làm sao để bệnh nhân có thể dễ ngủ, chẳng hạn như dùng những vị thuốc có huyệt để an thần, còn gọi là huyệt an miên, tức là sử dụng các dược liệu làm sao góp phần trong vấn đề cải thiện giấc ngủ.

6. Không điều trị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi kéo dài sẽ để lại những hậu quả gì?

Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi kéo dài không được can thiệp, điều trị sẽ dẫn đến những vấn đề gì về sức khỏe ạ?

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ trả lời: Yếu tố tâm thần và thể chất gắn kết chặt chẽ với nhau. Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc. Không chỉ vậy, người bệnh còn bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, không còn sức sống, mất tâm trạng làm việc, thậm chí từng bước rơi vào trầm cảm. Một số bệnh nhân có thể tìm giải pháp để thoát khỏi trầm cảm bằng cách tự tử.

Hơn thế, mất ngủ còn tạo điều kiện để các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu cao hoặc đột quỵ sẽ có dịp bùng phát. Do đó, vấn đề mất ngủ phải được kiểm soát để những sức khỏe thể chất được phục hồi, giúp người bệnh trở về cuộc sống bình thường.

Phần 2: Mất ngủ, lo âu hậu COVID-19: Làm cách nào để dưỡng tâm, an thần, yên giấc mỗi đêm?

Phần 3: Những bài tập và động tác massage khắc phục tình trạng mất ngủ, mệt mỏi

Cảm ơn Nhãn hàng Kim Thần Khang - 1 trong nhiều sản phẩm nổi tiếng của công ty Dược phẩm Á Âu - Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, tâm thần, cải thiện mất ngủ, mệt mỏi đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X