Hotline 24/7
08983-08983

Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ bị đái tháo đường

PGS.TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang cho biết, thai phụ bị đái tháo đường (ĐTĐ) nên giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo, đường trắng, các loại gia vị, hạn chế sử dụng muối và các chất kích thích.

Duy trì chế độ tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày để phòng chống bệnh.
Duy trì chế độ tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày để phòng chống bệnh.

Theo PGS.TS Khánh Trang, khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ giảm hơn bình thường. Lúc này, hệ miễn dịch tập trung bảo vệ thai nhi, do đó phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh hơn. Một trong những chứng bệnh hết sức phổ biến ở thai phụ đó là ĐTĐ thai kỳ. Đây là tình trạng liên quan đến tăng glucose huyết tương do khiếm khuyết về tác động của insulin.

ĐTĐ thai kỳ đang là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Trung bình cứ 5 thai phụ được khám thì sẽ có 1 thai phụ mắc phải. ĐTĐ thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo đó, cách tốt nhất để phòng, chống ĐTĐ thai kỳ là thai phụ phải có liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, cùng với hoạt động thể chất và sử dụng thuốc insulin (tại Việt Nam hiện nay, các thuốc viên chưa được Bộ Y tế chấp nhận để điều trị cho phụ nữ mang thai bị ĐTĐ, do đó insulin là thuốc duy nhất được chấp nhận sử dụng). Tuy nhiên, thuốc tiêm insulin không được khuyến cáo khi điều trị ĐTĐ thai kỳ, bởi tác dụng phụ của nó có ảnh hưởng lên nhau thai.

Do đó, liệu pháp điều trị ĐTĐ thai kỳ an toàn, hiệu quả nhất là chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho thai phụ, đầy đủ dưỡng chất, năng lượng mà không làm đường huyết gia tăng. Mục tiêu chính là kiểm soát glucose huyết tương.

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, những thai phụ bị phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén cần phải giảm ăn mặn để tránh tai biến khi sinh (nên sử dụng dưới 5g muối/ngày và nên sử dụng muối iốt).

Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc khi mang thai. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi.

Thai phụ nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức… thay thế cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao; Sử dụng trên 400g rau/ngày, nên  ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế độ tăng glucose sau ăn (rau có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, bắp cải…).

Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường). Hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao glucose huyết tương sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy…

Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phù hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên ăn các thực phẩm bỏ lò hơn là các món rán. Không nên ăn thịt mỡ, ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ, ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.

Đối với thai phụ bị ĐTĐ, việc phân bố bữa ăn trong ngày rất quan trọng. Nên chia nhỏ bữa ăn để điều hòa glucose huyết tương, để tránh glucose huyết tương nhiều sau ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Một bữa ăn nhẹ buổi tối giúp ngăn chặn tình trạng cetonmasu.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp phòng ngừa ĐTĐ thai kỳ, giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose huyết tương và rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thai phụ nên duy trì chế độ tập luyện tối thiếu 30 phút/ngày để phòng chống ĐTĐ thai kỳ…

Theo Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X