Tin Y tế

Lần đầu tiên, chữa vô sinh thành công cho hai người không có tinh trùng

Theo dõi trên |
Mới đây, bệnh viện Hùng Vương cho biết vừa chữa vô sinh thành công cho hai trường hợp người bố không có tinh trùng bằng kỹ thuật “ghép đôi” thành công tinh trùng non tháng của người bố với trứng của người mẹ. Đây được xem là tin vui và là bước đột phá cho việc điều trị hiếm muộn tại Việt Nam.

Người chồng của cặp vợ chồng thứ nhất mắc hội chứng Klinefelter gặp bất thường nhiễm sắc thể khiến không thể có tinh trùng. Để tìm con cho người bệnh, các bác sĩ Khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương đã phối hợp với Khoa Nam học bệnh viện Bình Dân để vi phẫu tích tìm tinh trùng non, sau đó áp dụng quy trình ROSI (Round Spermatid Injection) - tức tiêm tinh trùng non vào trong trứng.

Trong đó, các bác sĩ bệnh viện Bình Dân phụ trách khâu vi phẫu tích tìm tinh trùng non bằng kỹ thuật micro TESE có tỉ lệ thành công trên 63%. “Để thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên chúng tôi đã đào tạo nhân lực về chuyên môn về kỹ thuật vi phẫu, được trang bị hệ thống kính vi phẫu Leica với độ phóng đại 18 - 25 lần, dụng vi vi phẫu cũng như quá trình phẫu thuật thực nghiệm” - ThS.BS Mai Bá Tiến Dũng, trưởng Khoa Nam học bệnh viện Bình Dân cho biết.

Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật “ghép đôi” thành công tinh trùng non tháng của người bố với trứng của người mẹ

Bên cạnh đó, các bác sĩ bệnh viện Bình Dân đã điều trị nội khoa giúp đưa các chỉ số nội tiết của bệnh nhân về ổn định trước phẫu thuật tìm tinh trùng ít nhất hai tháng để tăng tỉ lệ thành công. Bệnh nhân cũng được thực hiện xét nghiệm di truyền trước khi thực hiện để phân loại và hướng điều trị cũng như theo dõi sau khi thụ tinh.

BS.CK2 Lý Thái Lộc, trưởng Khoa Hiếm Muộn - bệnh viện Hùng Vương cho biết, sau khi tiếp nhận ống tinh từ Khoa Nam Học bệnh viện Bình Dân, khoa đã tiến hành quá trình ROSI, bắt đầu bằng việc tìm tinh trùng non từ trong các ống tinh. Đây là việc làm đòi hỏi phải có chuyên môn và cả trang thiết bị hiện đại. Trước đó, khoa đã cử các chuyên viên phôi học sang Nhật Bản để học kỹ thuật này, đồng thời tại khoa có các kính hiển vi có thể phóng cực đại để tìm những tinh trùng non có chất lượng tốt nhất.

Chuyên viên phôi học Tăng Kim Hoàng Văn, người trực tiếp thực hiện kỹ thuật ROSI trong phòng Lab Bệnh viện Hùng Vương cho biết, dưới kính hiển vi có độ phóng siêu lớn, anh đã tìm được những tinh trùng non còn sống tốt, sau đó tiêm vào bào tương trứng của người mẹ vừa được lấy trước đó.

“Kỹ thuật tìm kiếm đòi hỏi phải tỉ mỉ và phải được đào tạo bài bản. Cả bác sĩ nam học và chuyên viên phôi học phải phối hợp đồng thời vì trứng nếu lấy sớm, hoặc tinh trùng lấy sớm rồi đông lạnh sẽ làm giảm khả năng thành công” - chuyên viên Văn nói. Tuy nhiên khó khăn ở chỗ phải làm thế nào để tinh trùng non có thể “hoà hợp” được với trứng đã trưởng thành.

Ở trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Klinefilter có bất thường nhiễm sắc thể nên sau khi đậu phôi, việc chọn các phôi không bị bất thường nhiễm sắc thể cũng là thách thức. May mắn, bệnh nhân đã được tìm thấy những phôi bình thường để tiến hành đưa vào cơ thể người mẹ và đạt kết quả ngoài mong đợi. Người mẹ đã mang thai hoàn toàn khoẻ mạnh và đang được theo dõi như những thai phụ bình thường khác. Ngoài ra, các bác sĩ còn trữ những phôi còn lại nhằm phục vụ cho những lần mang thai sau.

Trường hợp thứ hai cũng mang thai nhờ quy trình ROSI không mắc hội chứng bất thường nhiễm sắc thể nhưng cũng không có tinh trùng do bệnh lý khác. Việc điều trị diễn ra tương tự. Đến nay người vợ đã mang thai.

PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc bệnh viện Hùng Vương, người đã có hơn 10 năm đeo đuổi giấc mơ tìm con cho các thai phụ hiếm muộn cho biết, đây là hai trường hợp vô sinh điều trị thành công đầu tiên tại bệnh viện nhờ kỹ thuật ROSI và cũng là hai trường hợp đầu tiên tại Việt Nam.

“Đây không chỉ là thành quả nhiều năm xây dựng và phát triển của khoa Hiếm muộn bệnh viện Hùng Vương mà còn mở ra niềm hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam, đặc biệt đối với các trường hợp vô tinh không do bế tắc - một trong những nguyên nhân khó khăn nhất trong điều trị hiếm muộn, mà trước đây chỉ có thể thực hiện bằng biện pháp xin tinh trùng, hệ quả là con sinh ra không mang gen của người cha” - PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết nói.


Anh Thy - AloBacsi.vn
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường

Tin liên quan

Mới cập nhật

  • thay van dong mach phoi qua da chua benh tim bam sinh duong can thiep sieu nho tranh cuoc dai phau

    Thay van động mạch phổi qua da chữa bệnh tim bẩm sinh: Đường can thiệp siêu nhỏ, tránh cuộc đại phẫu

    Ngay cả sau khi được phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot, bệnh nhi vẫn có thể đối mặt với hở van động mạch phổi. May mắn, hiện nay tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã triển khai kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da để điều trị hiệu quả cho những trường hợp này, không chỉ giúp người bệnh thoát khỏi cuộc mổ lớn, mà cho đến nay trên toàn thế giới chưa có một ca nào phải thay lại van, mở ra cơ hội hồi phục tốt nhất.
    25/05/2023 19:56 Tin Y tế
  • ve dak nong tham cac em nho kham suc khoe va don tet thieu nhi

    Về Đắk Nông thăm các em nhỏ - Khám sức khỏe và đón Tết thiếu nhi

    Dù đã là điểm dừng chân thứ 3 trong Hành trình Vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước, nhưng Đắk Nông lại là điểm đên vô cùng đặc biệt khi ngày diễn ra sự kiện không chỉ đúng dịp Tháng Nhân đạo 2023 mà còn đặc biệt ý nghĩa khi cận kề ngày Tết thiếu Nhi và ngày Vi Chất Dinh Dưỡng. Ngày 28/5 trở nên đặc biệt không chỉ với Nhãn hàng Fitobimbi - Công ty Cổ phần Dược phẩm DELAP, AloBacsi và Công ty Cổ phần truyền thông Daisy là những thành viên đứng ra tổ chức, mà còn với cả những em nhỏ tại Đắk Nông. Vậy đoàn thiện nguyện đã chuẩn bị những gì cho sự kiện quan trọng này?
    25/05/2023 08:00 Tin Y tế
  • nhung diem moi khong the bo lo hoi nghi khoa hoc thuong nien cua hoi loang xuong tphcm

    Những điểm mới không thể bỏ lỡ hội nghị khoa học thường niên của Hội Loãng Xương TPHCM

    Hội nghị khoa học thường niên lần thứ XVII của Hội Loãng xương TPHCM sẽ chính thức diễn ra vào thứ 7, ngày 10/6/2023 tại Đà Nẵng, với chủ đề được đánh giá thiết thực, phù hợp với bối cảnh đương đại: “Loãng xương - Thoái hóa khớp và tác động của quá trình đô thị hóa, lão hóa dân số”.
    23/05/2023 16:11 Tin Y tế