Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để phòng ngừa cục máu đông và tắc mạch hậu COVID-19?

Rất nhiều câu hỏi liên quan đến huyết khối (cục máu đông) và tắc mạch hậu COVID-19 đã được BS.CK2 Vũ Minh Đức - GĐ Phòng khám Golden Care TPHCM giải đáp trong bài viết sau. Mời bạn đọc theo dõi.

1. Người có tiền sử bệnh lý huyết học, làm sao ngăn ngừa hình thành huyết khối hậu COVID-19?

Thưa BS, những người bị rối loạn đông máu di truyền, người đã từng bị đông máu, hoặc những người bị biến chứng sau một lần đông máu trước đó, sau khi mắc COVID-19 nên làm gì để ngăn ngừa ảnh hưởng của cục máu đông lên sức khỏe?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Khi mắc bệnh lý về huyết học, có hiện tượng tăng đông hay từng hình thành một cục máu đông trước đó khiến bạn phải vất vả để điều trị thì có nghĩa hệ thống huyết học của bạn đang có những vấn đề bất ổn.

Đối với những trường hợp như thế này, nếu không may bạn bị nhiễm SARS-CoV-2 thì hiện tượng tăng đông có nguy cơ xảy ra cao hơn so với những người bình thường.

Theo tôi, trong trường hợp này, bất kể trong thời gian hậu COVID-19 bạn không có triệu chứng gì hoặc khi mắc COVID-19 may mắn không xảy ra sự cố nào thì 2 tuần sau khi khỏi bệnh vẫn nên đi kiểm tra lại, xét nghiệm công thức máu, D-dimer để đánh giá được nguy cơ hình thành cục máu đông đang ở trong cơ thể.

2. Nhờ đâu Dihydroquercetin, Citicoline có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, chống tắc mạch?

Tôi được giới thiệu sử dụng sản phẩm Nattospes Platinum, Nattokinase thì quá quen thuộc với người có nguy cơ đột quỵ rồi, nhưng còn băn khoăn về 2 thành phần Citicoline và Dihydroquercetin. Muốn nhờ BS tư vấn giúp: đã có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của 2 thành phần này trong ngừa sự hình thành huyết khối, chống tắc mạch chưa? Giờ chỉ tin vào khoa học thôi, thưa BS.
BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Trong thời buổi hiện nay, dù là bác sĩ hay người bệnh thì chúng ta cũng đều tin dùng những gì được chứng minh là tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có quyền từ chối những gì không có lợi cho sức khỏe của mình.

Đối với những chất mà bạn đã đề cập đến trong câu hỏi, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh lợi ích tuyệt diệu mà chúng mang lại. Riêng chất Dihydroquercetin, một chất chiết xuất từ cây thông có tuổi thọ lên đến 300 - 400 năm ở Nga, hơn 600 nghiên cứu đã chứng minh rằng Dihydroquercetin là một chất chống viêm, chống oxy hóa và chống những gốc tự do rất tốt. Nếu không may người bệnh bị SARS-CoV-2 gây tổn thương mạch máu thì chất Dihydroquercetin có thể giúp làm lành những chỗ tổn thương này. Đồng thời, Dihydroquercetin còn có tác dụng giảm bớt hiện tượng viêm, tránh hiện tượng kêu gọi đáp ứng miễn dịch một cách thái quá để dẫn đến huy động Cytokine một cách bừa bãi có thể gây bất lợi cho cơ thể.

Bên cạnh đó, một chất mà gần đây được đề cập ngày một nhiều hơn mặc dù chúng ta đã biết chất này trong khoảng 10 năm nay đó chính là Citicoline. 4 nghiên cứu tại Mỹ đều cho ra cùng một kết quả đó là sau khi dùng Citicoline sớm, đặc biệt là trong 24 giờ đầu cho một bệnh nhân bị cục máu đông gây thuyên tắc mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não) thì xác suất hồi phục của bệnh nhân là rất cao.

3. Có nên dùng lại thuốc làm loãng máu trong đơn thuốc cũ để ngừa cục máu đông khi mắc COVID-19?

Trước đây tôi bị đông máu và được kê đơn thuốc làm loãng máu trong vài tháng hoặc một thời gian ngắn. Tôi không còn dùng nó nữa. Tôi có nên bắt đầu dùng thuốc làm loãng máu một lần nữa để không gặp phải cục máu đông khác sau khi mắc COVID-19 không thưa BS? Mong BS cho tôi lời khuyên.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Theo như thông tin bạn chia sẻ, có thể bác sĩ nhìn thấy bạn có nguy cơ cục máu đông nên bác sĩ mới cho dùng thuốc chống đông. Thuốc chống đông có thể là những thuốc như Aspirin hoặc Clopidogrel. Những thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông là thuốc có chỉ định nghiêm ngặt và không nên dùng một cách tùy tiện. Nếu bạn đang được kê toa dùng những thuốc này thì nếu muốn ngưng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn tự ý ngưng thuốc thì điều này hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe.

Trong trường hợp bạn thấy lo lắng, sợ hình thành huyết khối nếu chẳng may mắc COVID-19 mà muốn dùng lại thuốc chống đông máu theo chỉ định trước đó thì cũng không đúng.

Theo tôi, bạn nên gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn và chọn thuốc kháng phù hợp. Bởi có một số trường hợp dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu đơn thuần nhưng cũng có trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc chống đông bằng đường uống. Một số trường hợp nguy kịch phải dùng Heparin bằng đường tiêm để có thể tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra cho bệnh nhân.

4. Nguy cơ tăng đông khi mắc COVID-19 ở bệnh nhân có hội chứng kháng phospholipid như thế nào?

Đã có báo cáo rằng một số người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và quá trình đông máu cũng cho thấy sự hiện diện của kháng thể kháng phospholipid trong các cuộc đánh giá mẫu máu của họ trong phòng thí nghiệm. Điều này có nghĩa gì đối với một người đã được chẩn đoán mắc hội chứng kháng phospholipid, thưa BS? Tôi có thể sử dụng thêm Nattospes không, vì tôi sợ tương tác thuốc? Xin cảm ơn.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Bệnh mà bạn đang đề cập đến là kháng thể kháng phospholipid mà trong y khoa chúng tôi vẫn gọi là APS (Antiphospholipid Syndrome). Đây là một hội chứng mà cơ thể chúng ta tạo ra kháng thể để chống lại phospholipid.

Khi cơ thể chúng ta có một vật ngoại lai, vi trùng, vi rút hay bị gai đâm vào tay thì hệ miễn dịch sẽ được hoạt hoá ứng tạo ra kháng thể để chống lại những tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, với một số cơ thể bị rối loạn, một thời điểm nào đó cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại chính mình, gọi là bệnh tự miễn. Khi đó, miễn dịch cơ thể bị rối loạn, chẳng hạn như hệ miễn dịch không thể nhận ra được khớp của người bệnh nên đã tạo ra kháng thể để “đánh trả” khiến khớp bị sưng và viêm.

Bệnh APS là hội chứng có kháng thể chống lại phospholipid để chống lại bệnh lý tự miễn. Đầu tiên, người ta tìm thấy bệnh này trên những bệnh nhân lipid ban đỏ, tức người bệnh có ban đỏ ở vùng má do cơ thể tạo ra kháng thể “đánh” vào da. Bên cạnh đó, cũng có những hệ lipid ban đỏ tấn công vào phổi gây ra tổn thương ở phổi, tấn công ở tim gây suy tim hoặc tấn công ở thận gây suy thận.

Đối với những trường hợp tạo ra kháng thể tự miễn dịch như thế này, nguy cơ tăng đông rất cao. Vì vậy, người bệnh cần có những chỉ định của bác sĩ để có những điều trị thích hợp nhất. Song song đó, bạn cũng có thể dùng những sản phẩm hỗ trợ như Nattokinase để có thể góp phần hỗ trợ điều trị phá hủy cục máu đông.

5. Làm gì để phòng ngừa cục máu đông cho người có tiền sử thuyên tắc phổi mắc COVID-19?

Bố tôi bị thuyên tắc huyết phổi và sau đó đặt một bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới (IVC). Bộ lọc đã được tháo ra, sau đó thì mắc COVID-19. Gia đình tôi sợ ông có nguy cơ bị cục máu đông cao hơn, liệu có đúng không ạ? Nên làm gì để ngăn ngừa các biến chứng và đề phòng cục máu đông cho bố tôi ạ? Xin cảm ơn BS.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân sẽ không còn những van mạnh khỏe để lùa máu “dơ” từ dưới chân lên phổi để lọc mà máu sẽ bị ứ trệ ở chân.

Song, máu ứ trệ ở chân là máu dơ nên người bệnh sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông và một lúc nào đó cục máu đông sẽ di chuyển từ dưới lên trên.

Ví dụ, khi bạn nằm xuống, cục máu động có thể di chuyển đến phổi làm thuyên tắc mạch phổi có thể gây ra nhồi máu phổi. Nhồi máu phổi cũng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng giống như nhồi máu cơ tim.

Trong y khoa người ta có một dụng cụ để can thiệp đó là lưới lọc được đặt ở mạch máu vùng chậu. Nếu cục máu đông di chuyển từ dưới chân lên trên phổi sẽ mắc vào lưới đó. Không giống như một tấm lưới thông thường, lưới lọc này tương tự như một chiếc vương miện và nếu cục máu đông đi ngang sẽ mắc vào đó, không di chuyển tiếp nữa.

Lưới lọc này sẽ giúp cho những bệnh nhân có thuyên tắc tĩnh mạch ở chân ít xảy ra tình trạng thuyên tắc phổi. Theo tôi, đối với người đã từng có cục máu đông ở chân mà phải đặt lưới lọc, nguy cơ cục máu đông thuyên tắc khi mắc COVID-19 cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.

Chính vì vậy, những trường hợp này phải theo dõi triệu chứng lâm sàng chặt chẽ. Nếu may mắn không bị xảy ra tình trạng thuyên tắc cục máu đông ở tim, phổi, não thì sau khi khỏi COVID-19 2 tuần, người bệnh nên đi xét nghiệm D-dimer, cũng như siêu âm chi dưới để xem liệu mình có đang hình thành cục máu đông hay không.

6. Người bệnh tự miễn có nên dùng thuốc làm loãng máu nếu mắc COVID-19?

Tôi mắc bệnh tự miễn. Tôi đã đọc rằng các cuộc khám nghiệm tử thi được thực hiện ở những người tử vong do COVID-19 cho thấy nhiều người trong số những người này có cục máu đông khắp cơ thể hoặc hầu hết các cơ quan của họ. Tôi có nên dùng thuốc làm loãng máu ngay bây giờ nếu tôi mắc COVID-19 không? Mong BS cho lời khuyên.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: COVID-19 có khả năng làm hình thành cục máu đông là bởi SARS-CoV-2 có “chìa khoá” để mở được những tế bào nằm ở nội mô mạch máu.

Bạn có thể hình dung rằng mạch máu của chúng ta nằm khắp cơ thể, một số lượng nhiều virus SARS-CoV-2 có thể di chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể và “chui” vào các tế bào nội mô mạch máu. Nếu không may bị tổn thương ở nhiều mạch máu, người bệnh sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông nhiều hơn.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp để ngăn ngừa. Trong những ngày mắc COVID-19 mà bạn cứ nằm một chỗ, âu sầu, rầu rĩ mà không vận động mạnh mẽ thì sẽ là một yếu tố thuận lợi để hình thành cục máu đông.

Bên cạnh đó, bạn cần nhận được sự tư vấn của nhân viên y tế, bác sĩ để theo dõi những triệu chứng thuyên tắc cục máu đông trong quá trình nhiễm COVID-19, cũng như hậu COVID-19.

Một trong những trường hợp nặng là bệnh nhân có tình trạng DIC - đông máu nội mạch lan tỏa - nghĩa là tình trạng SARS-CoV-2 tấn công quá nhiều vào khắp các mạch máu trên cơ thể. Đây là một trong những tình trạng có thể gây tử vong rất cao và những trường hợp này cần có những chuyên gia về huyết học để hỗ trợ và điều trị một cách hợp lý.

7. Nattospes có gây tương tác với thuốc Tây y?

Vào tháng 10 tôi mắc COVID-19 1 lần và sau đó vào tháng 2 tôi tiếp tục dương tính thêm một lần nữa. Tôi đang dùng thuốc làm loãng máu do tiền sử đông máu. Việc dùng thuốc chống đông máu trước đó có giúp bảo vệ tôi trước nguy cơ hình thành cục máu đông sau COVID-19? Nếu bây giờ tôi muốn dùng thêm Nattospes thì có được không? Sản phẩm này dùng cho người từ bao nhiêu tuổi? Liệu có gây tương tác với các thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp, tiểu đường, hen suyễn…? Xin cảm ơn.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ nguy cơ của cục máu đông và thuốc kháng đông.

Trong thời kỳ đầu Việt Nam triển khai tiêm vắc xin COVID-19, nhiều người truyền tai nhau rằng ai đang dùng thuốc chống đông thì nên ngưng thuốc. Có thể thấy, điều mà mọi người lo sợ chính là nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Như vậy, những đối tượng sử dụng thuốc chống đông là người đang điều trị bệnh nội khoa và tim mạch nên họ lại chính là đối tượng thuận lợi trong việc giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông hậu COVID-19.

Do đó, bạn nên tiếp tục điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tinh thần thật thoải mái. Tinh thần rất quan trọng bởi nếu bạn là một người F0 mà được điều trị một cách hợp lý, đúng đắn sẽ giúp giảm những nguy cơ cục máu đông.

Bên cạnh những thuốc chống đông mà chúng tôi dùng chính thống ở trong y khoa theo những phác đồ điều trị thì vẫn có những sản phẩm hỗ trợ. Các bạn có thể tham khảo hoặc dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu đây là những sản phẩm và những hoạt chất mà có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và được công bố với thông tin chính xác để giúp giải quyết tình trạng cục máu đông.

Đối với những sản phẩm hỗ trợ, bạn có thể dùng song song cùng những thuốc điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ chỉ định cho những trường hợp cần thiết. Thứ nhất, các bác sĩ thường áp dụng cho những ca từ 18 tuổi trở lên. Thứ hai, để tránh sự băn khoăn, lo lắng khi dùng những sản phẩm hỗ trợ, chúng ta có thể dùng sau thuốc chính thống mỗi 2 giờ để có thể đưa hoạt chất có lợi trong cơ thể không sợ bị tương tác.

8. Làm sao để phòng ngừa cục máu đông và tắc mạch hậu COVID-19?

Sau khi chiến đấu với một trận chiến SARS-CoV-2, làm sao để mình có thể bảo vệ được sức khoẻ tốt nhất, đặc biệt là đối phó với cục máu đông và tắc mạch ạ, thưa BS?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Cục máu đông là một vấn đề gây lo lắng cho nhiều người. Tôi cho rằng chúng ta cần hiểu chính xác về nguyên nhân hình thành cục máu đông trong COVID-19, cũng như hậu COVID-19 và cách điều trị chúng. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những sản phẩm hỗ trợ để tối ưu hóa việc điều trị. Điều quan trọng là chúng ta không nên lo sợ và cần có thái độ bằng cách tìm đến bác sĩ tư vấn và khám hậu COVID-19 trong những trường hợp cần thiết để kiểm soát cục máu đông một cách hoàn hảo nhất.

Phần 1: Mắc COVID-19 làm gia tăng nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần

Phần 2: Ngăn ngừa hình thành cục máu đông hậu COVID-19, giải pháp nào hiệu quả?

Cảm ơn Nhãn hàng Nattospes Platinum đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X