Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tới trường mùa COVID-19?

Sau chương trình livestream với chủ đề "Sau dịch COVID-19, cha mẹ cần chuẩn bị gì khi trẻ trở lại trường học?" với sự đồng hành của Gel rửa tay khô Bioskin của Dược Hậu Giang vào lúc 20g ngày 17/5 của TS.BS Trần Anh Tuấn, rất nhiều quý phụ huynh đã gửi thắc mắc cho chương trình về việc làm sao để trẻ tới trường khi dịch COVID-19 chưa thật sự kết thúc.

Do thời gian chương trình có hạn nên nhiều thắc mắc chưa thể được giải đáp.

Không phụ lòng trông mong của quý độc giả, AloBacsi đã gửi những câu hỏi này đến TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 trực tiếp giải đáp.

Dưới đây là chùm tư vấn, giải đáp thắc mắc của các phụ huynh để đảm bảo an toàn cho trẻ tới trường của TS.BS Trần Anh Tuấn, kính mời quý bạn đọc theo dõi.

[HOI]Bác sĩ cho hỏi phụ huynh cần chuẩn bị gì ngoài khẩu trang cho bé đến trường học trong mùa COVID-19 được an toàn ạ? Xin cảm ơn.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Để cho bé đến trường an toàn trong lúc COVID-19 chưa hoàn toàn dứt điểm, chúng ta cần chuẩn bị một cách toàn diện chứ không chỉ đơn thuần là khẩu trang và kể cả dung dịch rửa tay nhanh. Thật vậy, chúng ta cần:

- Theo dõi sát tình hình dịch bệnh và tuân thủ đúng các khuyến cáo gần nhất, cập nhật nhất của chính phủ, ngành y tế, ngành giáo dục. Ngay cả trong tình hình khá khả quan hiện nay ở nước ta cũng không được quá chủ quan. Cũng như không nên có thái độ “lo lắng”, “e ngại” quá mức cần thiết.

- Tập cho các cháu thói quen rửa tay đúng cách. Điều này không chỉ cần thiết trong mùa COVID-19, mà có ích lợi lớn trong phòng ngừa nhiêu bệnh hô hấp (kể vả viêm tiểu phế quản, viêm phổi), bệnh đường ruột, bệnh tay chân miệng,…

- Dù hiện nay không còn bắt buộc các cháu mang khẩu trang tại trường nhưng cũng nên cho các cháu mang khẩu trang trên đường đến trường cũng như khi phải đến các nơi đông người khác.

- Xây dựng chế độ dinh dưởng tốt, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt có đủ hoa quả, trái cây - vừa giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng, vừa cung cấp thêm vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

- Cho bé uống đủ nước: giúp giải nhiệt, tránh mất nước khi trời nóng. Đây còn là một trong những biện pháp được khuyến cáo để phòng chống nCoV.

- Giúp các cháu có chế độ học tập, sinh hoạt, giải trí, vận động, nghỉ ngơi phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé hàng ngày. Nếu bé có sốt, ho va nhất là khó thở, cần cho bé nghỉ ở nhà và liên hệ với bác sỉ tư vấn.

- Chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt nên chủng ngừa phế cầu, cúm.

- Nếu các cháu có bệnh mạn tính (hen suyễn chẳng hạn), cần cho cháu tiếp tục sử dụng thuốc phòng ngừa nếu được bác sĩ chỉ định. Tránh giảm liều hay ngưng thuốc phòng ngừa trong thời gian này, nhất là khi không có ý kiến của BS.[/DAP]

[HOI]Bé nhà em năm nay 4 tuổi, bé còn khá nhỏ để hiểu hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nên ghi nhớ được những lời dặn dò của em. Nên em rất lo lắng khi bé quay lại trường. Em phải làm sao thưa bác sĩ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Bạn cần có sự phối hợp tốt với các cô giáo - người mẹ thứ hai của các cháu, người trực tiếp thay bạn chăm sóc các cháu trong suốt thời gian cháu sinh hoạt, ăn nghỉ tại trường.

Bạn có thể tham khảo câu trả lời trên để có hướng chăm sóc bé nhé.[/DAP]

[HOI]Bác sĩ cho hỏi có cần phải dặn con mình đeo khẩu trang liên tục khi ở trường và không đùa giỡn nói chuyện với các bạn khác để phòng tránh lây nhiễm dịch COVID-19 không ạ? Mong bác sĩ cho lời khuyên.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Trong tình hình hiện nay, chính phủ không còn quy định bắt buộc phải cho trẻ đeo khẩu trang khi đến trường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho cháu đeo khẩu trang vải trên đường đi học và khi phải đến nơi đông người.

Với trẻ em, không thể cấm trẻ không đùa giỡn, nói chuyện với nhau. Nếu mỗi phụ huynh đều có ý thức chăm sóc con em mình tốt, để các cháu đều khoẻ mạnh khi đến trường và khi bé bệnh đều được chăm sóc tại nhà, thì mỗi chúng ta đều an tâm hơn.[/DAP]

[HOI]Như thế nào là an toàn khi học sinh quay trở lại giữa mùa COVID-19 thưa bác sĩ? Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh? Mong bác sĩ tư vấn giúp.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Khi trẻ được đi học trở lại trong môi trường tốt và tránh được tối đa nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19 khi đến trường, ta có thể xem là trẻ an toàn khi quay trở lại trường.

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh khi trẻ đến trường, ta cần lưu ý những việc sau:

- Tập cho các cháu thói quen rửa tay đúng cách, tốt nhất với nước và xà phòng, hoặc bằng các dung dịch rửa tay nhanh.

- Dù hiện nay không còn bắt buộc các cháu mang khẩu trang tại trường nhưng cũng nên cho các cháu mang khẩu trang trên đường đến trường cũng như khi phải đến các nơi đông người khác.

- Tránh tiếp xúc với người đang sốt, ho, khó thở, nhất là khi nghi nhiễm COVID-19.

- Xây dựng chế độ dinh dưởng tốt, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt có đủ hoa quả, trái cây - vừa giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng, vừa cung cấp thêm vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

- Cho bé uống đủ nước: giúp giải nhiệt, tránh mất nước khi trời nóng. Đây còn là một trong những biện pháp được khuyến cáo để phòng chống nCoV.

- Giúp các cháu có chế độ học tập, sinh hoạt, giải trí, vận động, nghỉ ngơi phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé hàng ngày. Nếu bé có sốt, ho va nhất là khó thở, cần cho bé nghỉ ở nhà và liên hệ với bác sỉ tư vấn.[/DAP]

[HOI]Khi bé quay lại trường học, có cần bổ sung thực phẩm, sữa hay gì để tăng cường sức khỏe phòng tránh lây nhiễm không bác sĩ? Em cảm ơn.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ dưỡng chất là điều kiện cần thiết để trẻ khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng với bệnh tật, trong đó có COVID-19.

Ngoài ra, hiện nay khi thời tiết nóng bức, bạn nên cho trẻ dùng thêm hoa quả, trái cây - vừa giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng, vừa cung cấp thêm vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. [/DAP]

[HOI]Em thấy nhiều trang có hướng dẫn làm nước rửa tay khô khá đơn giản. Em muốn tự làm với cồn và nha đam được không bác sĩ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Trước đây khi “khan hiếm” các dung dịch sát trùng tay nhanh, nhiều trang mạng có giới thiệu, hướng dẫn các công thức pha chế không phức tạp. Thế nhưng, bạn chỉ nên tìm và tin các thông tin ở các trang mạng chính thống nếu muốn tự mình làm các dung dịch rửa tay có cồn.

Tuy nhiên, thường các hướng dẫn này dành cho các cơ sở y tế, nơi cần một số lượng lớn và có điều kiện pha chế đúng chuẩn, an toàn. Thật vậy, có nhiều quy định nghiêm ngặt về việc tồn trữ nguyên liệu với số lượng nhiều, cũng như pha chế, bảo quản để tránh các sự cố nguy hiểm (cháy nổ).

Vì vậy, nay không còn khó khăn, “khan hiếm” các dung dịch sát trùng tay nhanh và thường không cần một số lượng lớn, có lẽ bạn nên mua thì thực tế, đơn giản, tiện lợi hơn.[/DAP]

[HOI]Bé tôi đang học lớp 2, hiện đã đến trường. Tôi muốn tự chuẩn bị nước rửa tay cho con, không muốn cháu dùng nước sát khuẩn tại trường vì quá nhiều cháu sử dụng. Xin hỏi loại nào tốt nhất hiện nay, không gây kích ứng da của trẻ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Bạn nên chọn những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ. Không mua hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Với trẻ em, có lẽ các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (thường gọi là sản phẩm “organic”) thì an toàn hơn.[/DAP]

[HOI]Sử dụng nước rửa tay dạng xịt có cần lưu ý gì không bác sĩ? Nếu không may bắn vào mắt thì phải làm sao?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Bạn nên chọn những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ. Không mua hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Chỉ sử dụng nó như biện pháp thay thế tạm thời cho nước hay các loại nước rửa tay bình thường khác. Vì thê, bạn chỉ nên sử dụng nó trong trường hợp bạn phải làm sạch tay nhưng xung quanh bạn không có nước và các loại xà phòng thông thường.

Sử dụng với lượng vừa đủ để làm sạch tay dù có nhiều loại nước rửa tay có mùi hương dễ chịu và thoải mái.

Cẩn thận khi sử dụng với những loại da nhạy cảm.

Tránh để tiếp xúc trực tiếp với mắt, nếu dính vào mắt hãy rửa thật kỹ với lượng nước thật nhiều. Nếu còn khó chịu, nên đi khám mắt sớm, và không nên tự ý mua các loại thuốc nhỏ mắt để dùng.[/DAP]

[HOI]BS ơi, gia đình tôi đang ở Tây Ninh, ngay tại huyện Tân Châu, nơi vừa có bệnh nhân COVID-19 và phải cách ly một số người. Con tôi 8 tuổi, đã đi học trở lại. Nghe thông tin này khiến tôi hoang mang quá. Có nên cho cháu ở nhà không ạ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Bạn nên theo dõi sát tình hình dịch bệnh và tuân thủ đúng các khuyến cáo gần nhất, cập nhật nhất của chính quyền, ngành y tế, ngành giáo dục địa phương.
Bạn cũng nên chuẩn bị tốt cho trẻ và áp dụng các biện pháp phòng tránh mà chúng tôi đã nêu trong các câu trả lời ở trên.[/DAP]

[HOI]Thưa bác sĩ, khi trẻ đi học trở lại nên dặn các con những gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh tại trường học? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Đối với các trẻ lớn đã có ý thức phòng chống dịch bệnh, cha mẹ không cần quá lo lắng nếu như gia đình và nhà trường hướng dẫn các cháu đầy đủ. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh cũng như cách phòng bệnh, cha mẹ cần dạy bé kỹ càng để bé có ý thức bảo vệ bản thân.

Cha mẹ cần hướng dẫn bé các biện pháp phòng bệnh đơn giản như: rửa tay bằng nước và xà phòng hay rửa tay bằng nước rửa tay nhanh, có ý thức che miệng khi ho, hắt hơi, đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.[/DAP]

[HOI]Bé nhà tôi 5 tuổi dạo này đang bị ho, nhưng đi khám bác sĩ nói không sao, và cho thuốc uống. Giờ mỗi ngày cháu chỉ ho vài cái thôi ạ. Vậy tôi có nên cho con đi học không bác sĩ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Nếu cháu bị ho và đã được BS khám, chẩn đoán đầy đủ, điều trị có đáp ứng (chỉ còn ho ít), bạn có thể cho con đi học nhưng cũng nhớ thông báo cho thầy cô của bé biết để tiếp tục hỗ trợ với bạn theo dõi và chăm sóc bé khỏi hẳn.[/DAP]

[HOI]Bác sĩ cho hỏi trẻ nhỏ dùng cồn rửa tay có sao không? Tôi sợ khi đến trường bé sẽ chạm và tiếp xúc với nhiều vật dụng và bạn bè. Nếu được nên sử dụng cồn bao nhiêu là được. Cảm ơn bác sĩ.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Rửa tay bằng xà phòng và nước là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn và virus, trong đó có COVID-19. Mặc dù các dung dịch rửa tay nhanh có ưu điểm tiện lợi như có thể dùng tại chỗ mà không cần nước, nhưng các chuyên gia vẫn  khuyên không nên lạm dụng thường xuyên. Bởi dung dịch rửa tay nhanh cũng không thể diệt sạch được hết vi khuẩn, virus và cũng có thể có một số tác dụng phụ, nhất là ở trẻ em.

Về nồng độ cồn, thường phải từ 70 độ trở lên thì dung dịch rửa tay mới có tác dụng. Thế nhưng với trẻ càng nhỏ, nồng độ cồn càng cao lại càng dễ có tác dụng phụ vì làn da của các bé rất mỏng manh, dễ bị kích ứng.

Do vậy, nếu được nên tránh dùng nước rửa tay khô cho trẻ em và chỉ nên dùng khi không có sẵn nước sạch và xà phòng rửa tay. Có thể chọn loại sản phẩm có nguồn gốc sinh học (còn gọi là “organic”) để giảm thiểu tác dụng phụ với trẻ.

Bạn lưu ý chỉ nên dùng một lượng vừa đủ theo khuyến cáo thường có trên nhãn chai: thường chỉ vài một vài mililit hay chỉ vài giọt (tùy sản phẩm).[/DAP]

[HOI]Làm sao để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 khi bé chuẩn bị đi học và khi ra về thưa bác sĩ. Trân trọng.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Để phòng tránh lây nhiễm bệnh khi trẻ đến trường, ta cần lưu ý những việc sau:

- Tập cho các cháu thói quen rửa tay đúng cách, tốt nhất với nước và xà phòng, hoặc bằng các dung dịch rửa tay nhanh.

- Dù hiện nay không còn bắt buộc các cháu mang khẩu trang tại trường nhưng cũng nên cho các cháu mang khẩu trang trên đường đến trường cũng như khi phải đến các nơi đông người khác.

- Tránh tiếp xúc với người đang sốt, ho, khó thở, nhất là khi nghi nhiễm COVID-19.

- Xây dựng chế độ dinh dưởng tốt, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt có đủ hoa quả, trái cây - vừa giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng, vừa cung cấp thêm vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

- Cho bé uống đủ nước: giúp giải nhiệt, tránh mất nước khi trời nóng. Đây còn là một trong những biện pháp được khuyến cáo để phòng chống nCoV.

- Giúp các cháu có chế độ học tập, sinh hoạt, giải trí, vận động, nghỉ ngơi phù hợp.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé hàng ngày. Nếu bé có sốt, ho và nhất là khó thở, cần cho bé nghỉ ở nhà và liên hệ với bác sĩ tư vấn.[/DAP]

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1

[HOI]Con tôi 7 tuổi, đang học cấp 1. Bé có thói quen hay cho tay lên móc múi và dụi mắt. Vậy tôi nên làm gì để hạn chế về các thói quen xấu của bé để phòng tránh lây bệnh tại trường học ạ. Rất mong bác sĩ cho lời khuyên để tôi yên tâm.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Trước hết, cần lưu ý là phải xem cháu có bệnh gì hay không khiến cháu phải thường xuyên móc mũi và dụi mắt. Chẳng hạn viêm mũi - kết mạc dị ứng - một bệnh khá thường gặp - cũng có thể gây ra tình trạng như vậy, và nếu được điều trị đúng cách sẽ giúp cháu mau khỏi.

Ngoài ra, có lẽ cha mẹ, người thân phải cùng phối hợp với thầy cô giải thích và thường xuyên giám sát nhắc nhở cháu bỏ dần thói quen không tốt này.[/DAP]

[HOI]Thưa bác sĩ, giờ dịch bệnh cũng giãn giãn, em tính cho bé đi bơi lại. Không biết bây giờ đã an toàn chưa thưa bác sĩ? Nếu bây giờ cho trẻ đi bơi thì cần lưu ý gì?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Nếu bạn muốn cho bé đi bơi lại thì ngoài những nguyên tắc an toàn vệ sinh chung như mọi lúc, giai đoạn này bạn cần lưu ý thêm các việc sau:

- Chú ý giữ đúng các nguyên tắc vệ sinh (đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay đến đám đông, rửa tay bằng nước với xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay nhanh, che miệng khi ho - hắt hơi, không tiếp xúc quá gần với người lạ.

- Tránh đi bơi khi đang bị ốm (sốt, ho, đau ngực, khó thở);

- Nếu bị ốm sau khi đi bơi về (nhất là ho, sốt, đau ngực, khó thở), cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn.[/DAP]

[HOI]Dạ thưa bác sĩ, cứ vào mùa nắng nóng bé nhà em đi học lại thấy thương. Cháu nghịch nhiều, ngày chảy mồ hôi về là 3-5 hôm lại sốt, ốm. Em muốn mua lá về xông hơi ngăn ngừa giải cảm thì có nên không? Mùa nắng nóng vậy làm sao cho trẻ bớt bệnh ạ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Trước hết cần lưu ý là do chưa có sự quân bình trong việc bài tiết mồ hôi nên trẻ thường có khuynh hướng đổ mồ hôi nhiều. Và đương nhiên khi các cháu vận động nhiều, trời nóng bức, bé lại càng đổ mồ hôi nhiều hơn.

Việc cháu thường xuyên bị ốm, sốt có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến sự góp phần của việc sử dụng các phương tiện giải nhiệt không đúng cách (quạt máy, quạt hơi nước, máy lạnh hay máy điều hòa).

Dân gian có một số kinh nghiệm dùng thuốc xông giải cảm. Tuy nhiên, phương pháp này tránh dùng cho trẻ em vì nguy cơ phỏng và cả nguy cơ tác dụng phụ của một số chất, hương liệu với trẻ nhỏ (khuynh diệp, bạc hà,…).[/DAP]

[HOI]Bé nhà em học lớp 5, da tay da chân khá sần sùi. Trong mùa dịch em không dám cho bé dùng nước rửa tay bên ngoài mà hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng thôi. Nhưng giờ bé đi học rồi, không thể lúc nào cũng thúc giục bên tai được. BS cho em hỏi nên mua loại nào dùng cho bé?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Rửa tay bằng xà phòng và nước vẫn là biện pháp quan trọng nhất dù các dung dịch rửa tay nhanh có ưu điểm tiện lợi như có thể dùng tại chỗ mà không cần nước. Các chuyên gia vẫn  khuyên không nên lạm dụng thường xuyên dung dịch rửa tay nhanh để thay nước và xà phòng.

Để chọn dung dịch rửa tay nhanh, bạn nên chọn những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, có đầy đủ nhãn mác, xuất xứ, kiểm nghiệm đầy đủ (về hiệu quả và tính an toàn, nhất là cho trẻ em) nếu được do những công ty lớn, có uy tín sản xuất. Không mua hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Với trẻ em, có lẽ các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (thường gọi là sản phẩm “organic”) thì an toàn hơn.[/DAP]

[HOI]Tôi thấy gel rửa tay bioskin có thành phần là tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm. Xin hỏi những tinh dầu này có gây dị ứng cho trẻ nếu dùng về lâu dài không?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Trên nguyên tắc mọi tinh dầu đều có thể gây kích ứng, dị ứng cho mọi người. Và tùy cơ địa mỗi người mà khả năng và mức độ phản ứng này sẽ khác nhau và chưa có thể dự đoán trước được.

Do vậy, chúng ta cần nhớ 4 nguyên tắc:

- Không lạm dụng các dung dịch rửa tay

- Nếu sử dụng lần đầu tiên: có thể bôi thử một ít trên da để xem có phản ứng gì lạ không, hay chỉ sử dụng lượng ít

- Chỉ dùng mỗi lần với số lượng vừa đủ theo khuyến cáo trên nhãn chai

- Ngưng dùng ngay nếu có biểu hiện bất thường.[/DAP]

[HOI]Giữa gel rửa tay và dung dịch rửa tay thì nên chọn loại nào cho trẻ? Em cảm ơn.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Thật ra không có sự khác biệt lớn giữa 2 loại này. Nếu trẻ thích dùng loại nào hơn hoặc loại nào tiện hơn thì bạn có thể cho trẻ dùng nhé.[/DAP]

[HOI]Bác sĩ ơi, bé nhà em ở nhà ngủ tới trưa quen rồi. Nay đi học cô giáo mắng vốn bé gật gùi hoài. Em nên làm gì bây giờ thưa bác sĩ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Nhu cầu ngủ là thiết yếu cho mọi người và trên nguyên tắc trẻ càng nhỏ càng cần phải ngủ nhiều. Ví dụ: trẻ 1-3 tuổi cần 12-14 giờ mỗi ngày, trẻ 3-6 tuổi: 10-12 giờ, 6-12 tuổi: 9-12 giờ, từ 12 tuổi trở lên: 7-11 giờ.

Sau thời gian nghỉ học dài ngày ở nhà, bạn cần giúp bé điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của chính mình. Lý tưởng nên tập lại cho cháu một thời khóa biểu sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp ngay từ nhiều ngày trước khi trẻ nhập học lại.

Lưu ý không cho cháu thức khuya (nhất là để chơi game, iPad hay các loại máy tính bảng, xem  phim,…) để cháu đã được ngủ đủ giấc về ban đêm thì nhu cầu ngủ ban ngày sẽ ít hơn. Không nên tập cho bé thói quen “ngủ nướng”, ngủ trưa quá dài ngay cả trong các ngày nghỉ.[/DAP]

[HOI]Con em mới học mầm non thôi, giờ đỡ dịch cũng phải cho đi học chứ không thì ở nhà hoài bố mẹ không mần ăn gì được. Mà giờ đi học thì cũng lo quá. Bác sĩ cho em lời khuyên với. Cảm ơn bác sĩ và kính chúc bác sĩ nhiều sức khỏe.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Trước hết cần phải hiểu rằng để quyết định thời điểm cho các cháu đi học, Chính phủ, ngành Y tế, ngành Giáo dục đã cân nhắc kỹ càng dựa trên nhiều cơ sở thực tế, khoa học.

Để cho bé đến trường an toàn trong lúc COVID-19 chưa hoàn toàn dứt điểm, chúng ta cần chuẩn bị một cách toàn diện:

- Theo dõi sát tình hình dịch bệnh và tuân thủ đúng các khuyến cáo gần nhất, cập nhật nhất của chính phủ, ngành y tế, ngành giáo dục. Ngay cả trong tình hình khá khả quan hiện nay ở nước ta cũng không được quá chủ quan. Cũng như không nên có thái độ “lo lắng”, “e ngại” quá mức cần thiết.

- Tập cho các cháu thói quen rửa tay đúng cách. Điều này không chỉ cần thiết trong mùa COVID-19, mà có ích lợi lớn trong phòng ngừa nhiêu bệnh hô hấp (kể vả viêm tiểu phế quản, viêm phổi), bệnh đường ruột, bệnh tay chân miệng,…

- Dù hiện nay không còn bắt buộc các cháu mang khẩu trang tại trường nhưng cũng nên cho các cháu mang khẩu trang trên đường đến trường cũng như khi phải đến các nơi đông người khác.

- Xây dựng chế độ dinh dưởng tốt, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt có đủ hoa quả, trái cây - vừa giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng, vừa cung cấp thêm vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

- Cho bé uống đủ nước: giúp giải nhiệt, tránh mất nước khi trời nóng. Đây còn là một trong những biện pháp được khuyến cáo để phòng chống nCoV.

- Giúp các cháu có chế độ học tập, sinh hoạt, giải trí, vận động, nghỉ ngơi phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé hàng ngày. Nếu bé có sốt, ho va nhất là khó thở, cần cho bé nghỉ ở nhà và liên hệ với bác sỉ tư vấn.

- Nếu các cháu có bệnh mạn tính (hen suyễn chẳng hạn), cần cho cháu tiếp tục sử dụng thuốc phòng ngừa nếu được bác sĩ chỉ định. Tránh giảm liều hay ngưng thuốc phòng ngừa trong thời gian này, nhất là khi không có ý kiến của bác sĩ.[/DAP]

[HOI]Con tôi đang học cuối cấp, giờ cháu cũng đang căng thẳng lắm. Tôi không biết làm thế nào để giải tỏa bớt áp lực cho con. Mong bác sĩ cho lời khuyên.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Để giải tỏa áp lực cho con trẻ, cần có sự chuẩn bị, phối hợp tốt của cha mẹ, nhà trường và đặc biệt chính bản thân trẻ nếu trẻ đủ lớn.

Ở đây chúng tôi chỉ xin có một vài lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ. Các bậc cha mẹ:

- Cho trẻ một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, lưu ý có nhiều hoa quả trái cây để giúp trẻ có sức khỏe tốt.

- Giúp trẻ xây dựng lại thời khóa biểu sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi phù hợp.

- Chú ý tạo điều kiện cho trẻ có được những hoạt động thể lực ngoài trời để giúp trẻ khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Tạo mối liên hệ tốt với trẻ, giúp trẻ có được tâm lý vui vẻ, phát hiện và hỗ trợ kịp thời cho trẻ nếu như trẻ có khó khăn, lo lắng gì khi đến trường

- Không gây cho trẻ thêm áp lực, lo lắng, căng thẳng quá mức cần thiết ngay cả khi phải chuẩn bị thi cử.[/DAP]

[HOI]Giờ này có nên cho con trẻ đi tắm biển, đi du lịch không bác sĩ nhỉ? Cháu nghỉ học lâu nhưng vì dịch nên ko đi đâu được cả. Nay vào học cũng chưa chắc đã có nghỉ hè, nên gd muốn tranh thủ cuối tuần cho bé đi chơi.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Hiện nay, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương đều đã không còn hạn chế, cấm du lịch, tắm biển trong nước rồi. Thậm chí trong các giải pháp khôi phục, phát triển nền kinh tế sau thời kỳ COVID-19 là kích cầu cho người Việt du lịch trong nước.

Có điều bạn cũng nên lưu ý đến những khuyến cáo gần đây nhất của cơ quan hữu quan để cả gia đình bạn có chuyến đi vui vẻ, an toàn, hạnh phúc.

Những điểm chính yếu là:

- Thực hiện đúng khuyến cáo của Chính phủ

- Tuân thủ lời khuyên của cơ quan y tế

- Chú ý đến các nguyên tắc vệ sinh (đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay đến đám đông, rửa tay thường xuyên bằng nước với xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay nhanh, che miệng khi ho - hắt hơi, không tiếp xúc quá gần với người lạ, làm vệ sinh - khử trùng phụ kiện du lịch sau khi đi,…);

- Tránh đi du lịch khi đang bị ốm (sốt, ho, đau ngực, khó thở)

- Nếu bị ốm trong khi đi du lịch (nhất là ho, sốt, đau ngực, khó thở), cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn.[/DAP]

[HOI]Cháu tôi năm nay 3 tuổi, bị hen phế quản từ nhỏ. Trở trời là hay khó thở và phải dùng tới thuốc. Bây giờ dịch COVID-19 chưa hết, với tình hình này tôi có nên cho cháu đến lớp không ạ? Cảm ơn BS![/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Hiện nay, Chính phủ, ngành Y tế, ngành Giáo dục đã cho phép các cháu đi học trở lại sau khi cân nhắc cẩn thận về nhiều mặt.

Riêng với COVID-19, các dữ liệu khoa học hiện nay không cho thấy bệnh nhân hen dễ mắc COVID-19 hơn hay khi lỡ nhiễm thì bệnh COVID-19 nặng hơn.

Có điều bạn lưu ý là gần như chắc chắn con bạn cần phải dùng thuốc phòng ngừa hen mỗi ngày rồi. Bạn cần cho cháu đi khám ngay ở các cơ sở chuyên khoa hen trẻ em để được hướng dẫn cách phòng ngừa phù hợp.
Cuối cùng rất gần đây có một thông tin khoa học khá lý thú là có thể thuốc phòng ngừa hen (corticoid hít) cũng có công dụng ngăn chận virus gây COVID-19 (SARS-CoV-2) xâm nhập vào tế bào để gây bệnh![/DAP]

[HOI]Con em 5 tuổi, gần đây bé hay ho về đêm, kèm khó thở nữa, mong BS tư vấn giúp em nên cho bé uống siro ho loại nào ạ?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Nếu con bạn hay ho về đêm và đặc biệt kèm KHÓ THỞ, nhất thiết bạn phải cho cháu đi khám bệnh càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân (hen suyễn?) và có được điều trị phù hợp.

Mọi loại thuốc ho đều không có ý nghĩa thật sự nào trong trường hợp này mà còn đôi khi làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị nữa![/DAP]

[HOI]Chào BS, hôm trước con em đi bơi về xong cháu bị ho tới nay là 3 ngày, ho không nhiều lắm, ho húng hắng. Em có nên cho bé đi khám không bác sĩ, hay cần đợi thêm? Rất mong bác sĩ tư vấn.[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Nếu cháu chỉ bị ho húng hắng vài ba ngày và không có dấu hiệu bệnh nặng khác, không khó thở, bạn có thể cho cháu dùng thuốc ho an toàn (tốt nhất có nguồn gốc thảo dược an toàn) phù hợp với tuổi của bé.

Ngược lại nếu một trẻ có dấu hiệu bệnh nặng (không uống được, ngủ li bì, co giật), khó thở, có dấu hiệu đặc biệt (ho ra máu, ho khạc đàm đục như mủ, hôi), ho trên 1 tuần không giảm, ho kèm sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên, ta cần cho trẻ đi khám thậm chí cấp cứu ngay.[/DAP]

[HOI]Con em được 2 tuổi nhưng bé bị viêm phế quản từ 9 tháng tuổi đến nay. Đi BV tuyến trên khám thì các BS chẩn đoán hen suyễn và có cho thuốc ngừa thì đã đỡ. Vậy em có nên ngừng thuốc cho bé không BS?[/HOI]

[DAP]TS.BS Trần Anh Tuấn trả lời: Nếu thật sự con bạn mắc bệnh hen suyễn, bạn cần cho cháu dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi bé đã có vẽ tốt hơn.

Theo các phác đồ điều trị hen suyễn hiện hành trong và ngoài nước, chỉ có thể ngưng thuốc phòng ngừa nếu cháu đang được điều trị ở bậc điều trị thấp nhất trong vòng 6 - 12 tháng và tình trạng trẻ được ổn định tốt trong suốt thời gian dài này (không có triệu chứng hen, không lên cơn hen, không thức giấc về đêm do hen,…).

Lưu ý không được ngưng thuốc phòng ngừa trong mùa dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp (mùa mưa, thu - đông), mùa có nhiều phấn hoa ở bệnh nhân dị ứng, khi trẻ đang nhiễm khuẩn hô hấp, khi đang đi du lịch.

Đặc biệt trong thời gian có dịch bệnh COVID-19, tất cả các hướng dẫn điều trị trên thế giới đều nhấn mạnh là không nên ngưng thuốc phòng ngừa hen trong giai đoạn này.

Thân mến.[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X