Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì để tăng cường sức đề kháng, phòng chống COVID-19?

Dịch bệnh COVID-19 đang diến biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh bên cạnh các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn...

Các triệu chứng của COVID-19 là gì?

Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm sốt, ho, khó thở. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiễm khuẩn có thể gây viêm phổi hoặc khó thở. Các trường hợp nhiễm virus SAR-CoV-2 tử vong ngày càng nhiều lên. Những triệu chứng gây ra khi cơ thể nhiễm virus SAR-CoV-2 có nhiều điểm tương tự như bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường - những bệnh phổ biến hơn rất nhiều so với COVID-19.

Đây chính là lý do tại sao cần phải xét nghiệm để xác định xem một người có bị nhiễm COVID-19 không.

COVID-19 lây lan như thế nào?

Virus SAR-CoV-2  lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt phân tử hô hấp của người nhiễm bệnh (được tạo ra khi ho hoặc hắt hơi). Các cá nhân cũng có thể bị nhiễm bệnh do chạm tay vào các bề mặt có virus rồi sờ tay lên mặt (như sờ tay lên mắt, mũi, miệng). Virus SAR-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt trong vài giờ đồng hồ nhưng có thể bị diệt bởi các chất khử trùng đơn giản.

COVID-19 dễ lây lan nhất khi người nhiễm virus đã xuất hiện những triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp lây nhiễm xảy ra trước khi người mang virus SAR-CoV-2 gây bệnh có biểu hiện triệu chứng (thời gian ủ bệnh) nhưng đây không phải là hình thức lây truyền chính và nguy cơ nhiễm bệnh lúc này khá thấp.

Ai là người có nguy cơ nhiễm virus SAR-CoV-2?

Những đối tượng sau có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus SAR-CoV-2:

- Đã đi đến vùng dịch gần đây

- Tiếp xúc gần với một người đã xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2

Người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường và bệnh tim, có nhiều nguy cơ biến chứng bệnh nặng hơn.

Điều trị COVID-19 như thế nào?

Hiện tại vắc xin COVID-19 chưa được lưu hành rộng rãi. Khi đã mắc COVID-19, điều trị và chăm sóc chủ yếu tập chung vào các triệu chứng để làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.

Vì chưa không có thuốc điều trị đặc hiệu nên cũng giống như các bệnh viêm đường hô hấp khác như bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường, rất cần có các biện pháp y tế công cộng để làm chậm sự lây lan của virus. Các biện pháp y tế công cộng chính là các hành động phòng ngừa hàng ngày, gồm có:

- Ở nhà nếu bị ốm;

- Dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi dùng;

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước;

- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt và vật dụng hay chạm tay vào.

- Chủ động tăng cường sức khỏe (miễn dịch); kiểm soát các bệnh mạn tính nếu có.

Tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Thống kê thực tế cho thấy, tỷ lệ người già, người có sức đề kháng yếu hay hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn những người có sức đề kháng tốt. Ngược lại, những người có sức đề kháng tốt sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2, hoặc người đã nhiễm bệnh sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn.

Vậy nên, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng quan trọng trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp như hiện nay.

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên lưu ý chế độ nghỉ ngơi, luyện tập và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu. Chúng ta nên ăn đa dạng, cân bằng tất cả các loại thực phẩm như nhóm thực phẩm giàu chất bột đường từ cơm, bún, phở, bánh mì; nhóm thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa; một ít chất béo từ dầu hoặc các loại hạt; đặc biệt là tăng cường rau, trái cây có chứa nhiều vitamin C, E: sơ ri, cam, bưởi, các loại ớt chuông, ổi, các loại rau có màu xanh đậm.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm khác như: sữa tách béo, trứng, hải sản có nhiều vitamin D sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp. Các loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó... có nhiều kẽm, polyphenol, chất chống ô xy hóa hỗ trợ, cải thiện đường tiêu hóa tốt hơn.

Một số thực phẩm đặc biệt khác như: trà, tỏi, hành, gừng… trong thành phần có những chất chống viêm và làm tăng hoạt động của hệ tế bào miễn dịch.

Hãy cùng lắng nghe tư vấn của hai chuyên gia đầu ngành về những biện pháp giúp phòng lây nhiễm virus hiệu quả:

PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai;

TS.BS Trần Thái Hà - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Chủ động điều trị các bệnh mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính...

Biến chứng nặng và tử vong do COVID-19 tăng cao ở những bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận... đặc biệt là các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD. Khi xâm nhập cơ thể, virus SARS-CoV-2 sẽ tàn phá hệ hô hấp của người nhiễm bệnh, tác động trực tiếp đến họng, mũi và nguy hiểm nhất là tổ chức phổi. Đặc biệt, đối với những người bị hen phế quản và COPD, SARS-CoV-2 có thể dẫn đến các đợt cấp nguy hiểm và các vấn đề về phổi nghiêm trọng khác.

Chủ động điều trị dự phòng hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là yêu cầu tiên quyết để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng nếu mắc COVID-19.

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về dự phòng các bệnh hô hấp hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.

Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại đây.

Xem thêm thông tin về thuốc Đông y điều trị dự phòng hiệu quả các bệnh hô hấp:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Công dụng: Điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml.

Cách dùng & liều dùng: Ngày uống 2 lần (sau bữa ăn). Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 15ml. Từ 6-14 tuổi: mỗi lần 20ml. Từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435 – Zalo 0916 561 338

Thông tin tại website hoặc https://www.facebook.com/benhhenphequan/

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X